Vai trò của văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước

Thứ Tư, 28/09/2016 14:06  | Mai Loan

|

(CAO) Ngày 28-9-2016, tại TPHCM, Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật TP phối hợp với Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP tổ chức Hội thảo khoa học " Vai trò của văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ Sài Gòn - Chợ lớn - Gia Định góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước". Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM Thân Thị Thư chủ trì hội nghị.

Hội thảo nhằm chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016), kỷ niệm 40 năm thành phố Sài Gòn – Gia Định vinh dự chính thức được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/7/1976 – 02/7/2016) và kỷ niệm 105 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2016).

Đồng thời Hội thảo nhằm hướng tới đánh giá tương đối đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về những đóng góp của văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đối với công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; ghi nhận những nỗ lực, tinh thần bất khuất, ngoan cường, sự hy sinh xương máu của các thế hệ văn nghệ sĩ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến cứu nước; tôn vinh những giá trị cao đẹp của văn học, nghệ thuật yêu nước, cách mạng của Sài Gòn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc, chống văn hóa nô dịch của thực dân, đế quốc góp phần vào sự nghiệp cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM Thân Thị Thư phát biểu tại Hội thảo  

Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng với tinh thần “Văn nghệ sĩ là chiến sĩ” của văn nghệ sĩ Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng, phát triển thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh – hiện đại – nghĩa tình.

Từ kết quả Hội thảo, thực hiện xuất bản công trình tổng hợp các tư liệu, bài nghiên cứu, bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình, các văn nghệ sĩ, nhà báo và các tư liệu có giá trị phục vụ mục đích lưu trữ, nghiên cứu, học tập hiện nay và cho các thế hệ mai sau.

Thông qua Hội thảo góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, bảo vệ nền văn hóa dân tộc của các thế hệ cha ông.

Các đại biểu phát biểu tham luận tại hội thảo 

Với hơn 100 tham luận của hơn 70 nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lý luận phê bình, giảng viên đại học, nhà báo, tác giả… về các lĩnh vực văn học, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc,… gửi về tham gia hội thảo. Các tham luận tập trung làm rõ tính chiến đấu, giá trị tư tưởng và tác động xã hội của dòng văn học, nghệ thuật yêu nước, cách mạng, các tác phẩm tiêu biểu, có tác động lớn trong dư luận xã hội tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trước 30 tháng 4 năm 1975.

Nêu bật giá trị của tinh thần yêu nước, cách mạng, sự hy sinh xương máu của các văn nghệ sĩ Sài Gòn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc và sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động văn học, nghệ thuật Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định Định trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Quang cảnh hội thảo 

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng, phát triển thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh – hiện đại – nghĩa tình, văn học nghệ thuật và lực lượng văn nghệ sĩ tiếp tục dấn thân, xây dựng những công trình, tác phẩm tiêu biểu, khẳng định vai trò, trách nhiệm của văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ trong thời kỳ mới.

Bình luận (0)

Lên đầu trang