(CAO) Các sở - ban –ngành văn hóa, công thương, giao thông vận tải, dịch vụ thương mại cần chung tay gắn kết để du lịch TP.HCM phát triển có trách nhiệm, bền vững, theo đúng tiềm năng, thế mạnh.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo hoàn toàn và hiện đang triển khai
sản phẩm du lịch đường thủy nội đô - Ảnh: Vũ Nguyễn
Chiều 10-1, Bí thư Thành ủy TP.HCM – Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với sở Du lịch TP.HCM. Theo đó, Bí thư Thành ủy đánh giá cao những đóng góp trong ngành du lịch (bình quân 9-10% tăng trưởng GDP – pv), đã góp phần trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Tuy nhiên, ngành du lịch hiện tại vẫn còn chưa thể hiện sự bứt phá, đột phá mạnh mẽ.
Bí thư Thăng nhận định, kinh tế du lịch là sự liên kết ngành, liên kết vùng; các ngành cần chung tay phát triển du lịch, thu hút du khách đến thành phố. Như vật, du lịch thành phố mới có nét đặc trưng, sản phẩm riêng biệt mà nơi khác không có được.
Quy hoạch
sông Sài Gòn để trở thành thương hiệu du lịch của TP.HCM - Ảnh: H.A
Những mục tiêu phát triển ngành du lịch TP.HCM trong thời gian tới gồm: triển khai dự án Công viên Sài Gòn Safari (H.Củ Chi); phát triển kinh tế du lịch H.Cần Giờ gắn với những hoạt động thu hút khách (chữa bệnh bằng cá heo, trung tâm hải sản,…);… Đặc biệt, quy hoạch đường sông Sài Gòn, xử lý nước thải sinh hoạt xả ra sông để nơi đây trở thành thương hiệu du lịch của thành phố và đẩy mạnh du lịch đường thủy nội đô.
(CAO) Từ năm 2015 đến năm 2016, khách du lịch đến Việt Nam tăng trưởng mạnh trên 2 triệu lượt khách; điều này góp phần khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện với du khách quốc tế.
Cũng theo Bí thư Thành ủy, người làm ngành du lịch cần thay đổi tư duy, nhận thức phát triển và ngành du lịch phải mang tính liên kết ngành, liên kết vùng, xã hội hóa cao. Sở Du lịch cần đánh giá, phân tích những thế mạnh của du lịch theo báo cáo “Diễn đàn Kinh tế Thế Giới” hoặc báo cáo du lịch của các nước để biết được hiện tại “mình đang ở đâu”, “mình là ai” trên khu vực và thế giới.
Đồng thời, Bí thư Thăng đã đề nghị sở Du lịch tập trung tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng các tour du lịch biển đảo thu hút khách trong và ngoài nước; qua đó khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Song song đó, du lịch là ngành đặc thù, cần chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được hồi sinh và trở thành địa điểm du lịch đường thủy nội đô - Ảnh: Vũ Nguyễn
Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM – Lã Quốc Khánh nhận định sản phẩm du lịch đường thủy là một trong những nét đặc trưng, thế mạnh của du lịch thành phố. Song, loại hình du lịch này vẫn còn gặp nhiều khó khăn về bến tàu neo đậu, an ninh an toàn cho du khách, môi trường nước ô nhiễm,… và sản phẩm còn thiếu, chưa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Trong năm 2017, ngành du lịch thành phố sẽ tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính. Công tác xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp gắn với kích cầu du lịch; tăng cường áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và thế mạnh như: du lịch MICE, du lịch đường thủy nội đô, du lịch gắn liền phát triển nông thôn mới, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch ẩm thực,… |