Chớ coi thường vết bớt ở trẻ nhỏ, coi chừng u máu

Thứ Tư, 24/01/2018 12:45  | Ngô Đồng

|

(CAO) BS Hoàng Văn Minh, Trưởng Trung tâm U máu BV Đại học y dược TP.HCM khuyến cáo, đối với những trẻ nhỏ có xuất hiện những vết bớt trên cơ thể trong thời gian dài, phụ huynh cần đưa con em đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Hầu hết những đứa trẻ khi sinh ra đều có những vùng da sậm màu gọi là vết bớt, vết chàm. Phần lớn những vết này không gây đau đớn, nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan, vì trong một số trường hợp, sự xuất hiện của vết bớt liên quan đến vấn đề sức khỏe phải điều trị khá phức tạp.

Anh Trần Nguyễn H., phụ huynh của một bệnh nhi chia sẻ: “Từ khi vừa sinh ra, trong lòng bàn tay của bé đã xuất hiện những đốm đỏ, theo thời gian, vết bớt lan rộng hết bàn tay của bé. Đưa bé đi thăm khám mới biết vết bớt đã phát triển thành khối u máu, lan khắp mu bàn tay, cổ tay".

Gia đình rất hoang mang, lo lắng nên đưa bé đi điều trị tại Trung tâm U máu BV Đại học y dược TP.HCM. Sau hơn 4 năm điều trị, đến nay những vết bớt của bé đã giảm rõ rệt. Hiện tại, bé vẫn thường xuyên tái khám định kỳ để các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh.

Bớt bẩm sinh là một dạng đốm hay khiếm khuyết trên bề mặt da, thường xuất hiện ngay khi con bạn chào đời. Đôi khi, vết bớt có thể xuất hiện vài ngày sau khi bé được sinh ra. Ảnh minh họa

Theo BS Hoàng Văn Minh, Trưởng Trung tâm U máu BV Đại học y dược TP.HCM, umáu, bớt bẩm sinh,.. là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm từ 5 – 10%. Hiện nay, với sự phát triển về chuyên môn và cơ sở vật chất, trung bình một năm, Trung tâm U máu đã điều trị thành công cho hơn 4.000 trường hợp với các phương pháp hiện đại, ít để lại di chứng, đồng thời chi phí điều trị giảm đáng kể.

Bớt bẩm sinh là một dạng đốm hay khiếm khuyết trên bề mặt da, thường xuất hiện ngay khi con bạn chào đời. Đôi khi, vết bớt có thể xuất hiện vài ngày sau khi bé được sinh ra.

Đa số trẻ sơ sinh đều có ít nhất một vết bớt mạch máu do một mạch máu bất thường nằm dưới bề mặt da; có màu hồng, đỏ hay tím. Bớt sắc tố cũng có thể xuất hiện ở một vài trẻ sơ sinh vào lúc chào đời. Vết bớt này đa số có màu nâu và xuất hiện do sự tập hợp của nhiều tế bào sắc tố. Bác sĩ và các chuyên da da liễu hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bớt bẩm sinh.

BS Hoàng Văn Minh cũng khuyến cáo, đối với những trẻ nhỏ có xuất hiện những vết bớt trên cơ thể trong thời gian dài, phụ huynh cần đưa con em đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để bác sĩ có thể chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ em điếc bẩm sinh không còn phải sống một cuộc đời lặng lẽ
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang