(CAO) Theo thống kê, có tới hơn 2/3 số bệnh nhân cơ xương khớp phải “kêu trời” bởi những cơn đau dai dẳng bất ngờ tấn công mỗi khi tiết trời thay đổi.
Khi tình trạng sưng đau khớp kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần sẽ khiến bệnh nhân hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, thậm chí có thể dẫn đến dính khớp và trở nên tàn phế.
PGS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Lan (Giảng viên cao cấp ĐH Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - BV Bạch Mai) Khi bệnh khớp “bắt tay” thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường, nhiều người mắc bệnh xương khớp phải thấp thỏm không yên.
Thực tế cho thấy có hơn 2/3 số bệnh nhân mắc bệnh về cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu mỗi “trái gió trở trời”, nhất là lúc nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột.
Nghiên cứu khoa học thực hiện tại Trung tâm Y khoa Rotterdam (Hà Lan) đã khẳng định tình trạng cứng khớp và khó vận động khớp tăng lên 1 điểm mỗi khi độ ẩm không khí tăng lên 10%. Đồng thời, chỉ số đánh giá chức năng của khớp cũng trở nên xấu đi hơn khi áp suất không khí tăng 10 đơn vị.
Sụn khớp tổn hại, thoái hóa gây đau nhức xương khớp
Sụn khớp bị hủy hoại thường là khởi đầu của quá trình thoái hóa tại khớp. Đây cũng là nguyên nhân gây đau đớn của bệnh nhân khớp. Khi phần sụn bao bọc các đầu xương bị hủy hoại, chức năng bảo vệ khớp cũng dần mất đi và làm lộ ra phần đầu xương dưới sụn. Lúc vận động, hai đầu xương cọ vào nhau, người bệnh sẽ có cảm giác lạo xạo và đau đớn.
Trong điều kiện bình thường, các thành phần của xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ, tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Không những thế, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến bệnh nhân càng khó chịu đựng tình trạng đau khớp.
Do đó, việc bảo vệ để có sụn khớp nói riêng và toàn bộ khớp nói chung được khỏe mạnh là rất cần thiết nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt với người mắc bệnh thoái hóa khớp.
Dưỡng chất sinh học đặc biệt giúp giảm đau, bảo vệ khớp an toàn
Với người bệnh, điều quan trọng là cần kiên trì tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng và vận động, thuốc men hợp lý. Các chế độ vận động thường xuyên, tập luyện thể dục - thể thao phù hợp với thể trạng của mỗi người nhằm duy trì chức năng và sự hấp thu dinh dưỡng cho khớp là rất quan trọng.
Dưỡng chất sinh học Collagen type 2 không biến tính có trong JEX giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn và cải thiện tình trạng sưng đau khớp
Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị và bảo tồn sụn khớp, từ đó giảm thiểu tình trạng thoái hóa toàn bộ khớp, tức là ngăn ngừa tình trạng đau khớp, duy trì chất lượng cuộc sống.
Trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, khớp càng cần được hỗ trợ để phòng ngừa tình trạng thoái hóa tăng nặng của sụn và đẩy lùi cơn đau nhức bằng dưỡng chất sinh học được nghiên cứu và chứng minh khoa học có tác dụng nuôi dưỡng và bảo tồn cấu trúc khớp, nổi bật như Collagen type 2 không biến tính.
Phân tích của Viện Nghiên cứu InterHealth (Mỹ) cho thấy, dưỡng chất sinh học Collagen type 2 không biến tính (có trong JEX) tác động trực tiếp lên các mô sụn, ngăn chặn quá trình phá hủy sụn, đồng thời làm giảm đáng kể tình trạng sưng đau khớp. Theo kết quả các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ và Canada, Collagen type 2 không biến tính giúp làm giảm 33% tình trạng cứng khớp và cải thiện chức năng vận động, gia tăng gấp đôi sức bền, sự dẻo dai và mở rộng biên độ hoạt động của các khớp sau 3 tháng sử dụng.
Khi xuất hiện tình trạng đau, sưng tại khớp, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau không được chứng minh khoa học, đặc biệt các thuốc không rõ nguồn gốc. Các thuốc này làm giảm đau nhanh song dễ tái phát, có thể gây phụ thuộc thuốc và nhiều tai biến khó lường như: tổn hại dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, loãng xương...
PGS TS BS Nguyễn Thị Ngọc Lan