Người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư

Thứ Sáu, 08/06/2018 11:40  | Ngô Đồng

|

(CAO) Nhiều nghiên cứu cho thấy người thiếu vitamin D có nguy cơ bị ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, bệnh tim mạch,… cao hơn những người bình thường.

Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phát triển hệ xương của cơ thể. Thiếu hụt vitamin D có thể gây mềm xương, gãy xương ở trẻ em hoặc nhuyễn xương ở người lớn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy người thiếu vitamin D có nguy cơ bị ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, bệnh tim mạch,… cao hơn những người bình thường.

Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ thiếu vitamin D ở nữ giới khoảng 46% và ở nam là 20%. Tại một số quốc gia châu Á khác như Malaysia, tỉ lệ thiếu vitamin D được ghi nhận khá cao, khoảng 67,4%.

Tuy nhiên, từ nhận thức về tầm quan trọng của vitamin D chưa cao, cũng như số liệu về tình trạng thiếu hụt vitamin D tại Việt Nam chưa được công bố rộng rãi nên vấn đề bổ sung vitamin D trong cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức.

Xét nghiệm vitamin D được thực hiện tại đa số các bệnh viện với phương thức chạy trên máy tự động đơn giản, thời gian trả kết quả nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, do nhận thức của người bệnh cũng như tính chủ động trong cảnh báo những hệ lụy thiếu vitamin D chưa cao nên việc xét nghiệm vitamin D chưa được phổ biến tại các bệnh viện.

Nhiều nghiên cứu cho thấy người thiếu vitamin D có nguy cơ bị ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, bệnh tim mạch,… cao hơn những người bình thường.

PGS TS BS. Nguyễn Thị Băng Sương, Trưởng khoa Xét nghiệm BV Đại học y dược TP.HCM cho biết: “Tình trạng thiếu hụt Vitamin D lâu dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm để phát hiện kịp thời tình trạng thiếu hụt Vitamin D có nhiều ý nghĩa to lớn trong điều trị, đặc biệt là đối với người bệnh thận mạn, suy chức năng gan, hội chứng chuyển hóa, lao, lymphoma; người đang dùng thuốc chống động kinh, glucocorticoid, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị AIDS, cholestyramine; phụ nữ mang thai và cho con bú, người lớn tuổi có tiền sử ngã nhiều lần, gãy xương mà không do chấn thương, người béo phì,…

Để phát hiện thiếu vitamin D, người bệnh cần được làm xét nghiệm đánh giá nồng độ vitamin D trong máu bằng cách định lượng 25-Hydroxyvitamin D. Có nhiều hướng dẫn khác nhau về định nghĩa giảm hay thiếu vitamin D trong máu, phổ biến là thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn với nồng độ 25-Hydroxyvitamin D <12ng/ml, nồng độ 25-Hydroxyvitamin D từ 12 ng/ml đến < 20 ng/ml được xem là chưa đủ cho xương và các cơ quan khác của cơ thể,...

Do đó, cần thiết phải định lượng nồng độ vitamin D trong máu để có một đánh giá chính xác và được bác sĩ theo dõi, điều chỉnh phù hợp".

Để phát hiện thiếu vitamin D, người bệnh cần được làm xét nghiệm đánh giá nồng độ vitamin D trong máu bằng cách định lượng 25-Hydroxyvitamin D.
Người bệnh lấy máu xét nghiệm

Ngành xét nghiệm có vai trò thiết yếu trong quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh. Đây chính là nền tảng cơ bản cho sự vận hành của hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe. Kết quả xét nghiệm là cơ sở quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp và triệt để cho người bệnh. Nhằm đạt được mục tiêu xét nghiệm nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí cho người bệnh, ngành xét nghiệm lâm sàng đã có nhiều bước tiến quan trọng về công nghệ, trang thiết bị, các kỹ thuật và chỉ số xét nghiệm mới.

Ứng dụng lâm sàng của xét nghiệm vitamin D

Ngày 8-6-2018, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề “Tiếp cận kỹ thuật xét nghiệm mới trong chẩn đoán và điều trị”. Chương trình hội nghị bao gồm 14 bài báo cáo, được chia thành 2 phiên làm việc. Trong đó, nội dung chính tập trung vào cách tiếp cận kỹ thuật xét nghiệm mới trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý Tim mạch, Huyết học, Viêm gan... Các nội dung được báo cáo bởi các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các Giáo sư, Bác sĩ đến từ Nhật Bản, Singapore,... Đây là cơ hội trao đổi, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm dành cho bác sĩ lâm sàng, cận lâm sàng cũng như kỹ thuật viên xét nghiệm trên toàn quốc.

Một trong những chủ đề được đề cập đến trong Hội nghị năm nay là “Ứng dụng lâm sàng của xét nghiệm vitamin D”.

Bình luận (0)

Lên đầu trang