Sự thật về nhiễm độc gan

Thứ Năm, 06/10/2016 11:03

|

Là nơi xử lý độc tố cho toàn cơ thể, gan rất dễ bị nhiễm độc, hư hại. Các chuyên gia gan mật khuyến cáo, người dân cần bảo vệ gan một cách khoa học, hiệu quả để tránh nhiễm độc gan, từ đó phòng ngừa các bệnh lý gan nguy hiểm.

2 nguồn độc chất khó tránh

- Độc chất từ bên ngoài

Bao gồm: chất cồn và độc tố trong bia rượu, thuốc lá, thuốc trị bệnh đông, tây y; dư lượng thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất tạo nạc, chất kích thích tăng trưởng, các phụ gia tạo màu, mùi độc hại… trong thực phẩm; các kim loại nặng, hóa chất độc hại trong môi trường ô nhiễm như thuỷ ngân, asen, amoni, sắt, chì; các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm mốc, đặc biệt là virus viêm gan B, C…

Theo TS-BS Lê Thành Lý, Phó Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM, bất cứ hệ cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị nhiễm độc. Tuy nhiên, vì là nơi tiếp nhận và xử lý độc tố chính cho cơ thể nên gan dễ trở thành ‘bãi đáp’ để độc tố tích tụ và gây ra tình trạng nhiễm độc nặng nề, làm tăng nguy cơ viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

- Độc chất từ bên trong do chính gan sản xuất

Gan dễ bị gây hại bởi độc chất từ ngoài vào. Do đó, nhiều người mới chỉ lo rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn… là thủ phạm chính khiến gan nhiễm độc. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, phần độc chất nguy hiểm nhất chính là các chất gây viêm do tế bào Kupffer trong gan tiết ra.

TS Lý phân tích, hầu hết độc chất khi vào cơ thể đều được xử lý tại gan. Khi các độc tố đến và ứ đọng tại gan nhiều sẽ liên tục kích hoạt tế bào Kupffer nằm ở xoang gan, làm sản sinh nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… Các chất gây viêm này làm chết tế bào gan trên diện rộng, khiến gan bị suy giảm quá trình giải độc, chất độc ứ đọng càng nhiều và gây nhiễm độc gan nghiêm trọng từ bên trong. Đồng thời, chúng còn là nguyên nhân chính gây viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Giải độc gan đúng giúp cứu lá gan

Đứng trước vòng vây khó tránh của nhiều loại độc chất, các chuyên gia gan mật khuyến cáo, mỗi người cần chủ động hạn chế các nguồn độc chất từ bên ngoài. Quan trọng hơn, làm sao tăng cường vai trò giải độc, chống độc cho gan, chủ động ngăn chặn những yếu tố gây hại gan từ bên trong lẫn bên ngoài.

TS Lý đưa ra lời khuyên, bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm an toàn, khám sức khỏe gan định kỳ, tránh rượu bia, thuốc lá, tăng cường các dưỡng chất hỗ trợ gan như vitamin B, C, E, kẽm, selen…, cần đảm bảo tốt vai trò chống độc và giải độc của gan thông qua kiểm soát tế bào Kupffer.

Ở góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, từ đó tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp 2 tinh chất này giúp tế bào Kupffer không ‘quá khích’, giảm 50% các chất gây viêm sau 24 giờ, chủ động chống độc từ bên trong cho gan, đồng thời tăng cường Nrf2 - loại protein đặc biệt bảo vệ cơ thể lên 3 lần, bảo vệ tế bào gan không hư hại, tăng cường khả năng giải độc cho gan.

Khi gan khỏe mạnh, giải độc, chống độc tốt thì nguy cơ bị viêm, xơ, thậm chí ung thư gan sẽ được hạn chế.

Thông tin cảnh báo

- 35% ca mắc ung thư là do sử dụng thực phẩm kém an toàn, trong đó, đáng chú ý ung thư gan thuộc nhóm khó chữa trị và trên 87% trường hợp phát hiện bệnh khi đã muộn.

- Hơn 90% người uống nhiều rượu bia bị gan nhiễm mỡ, và cứ 5 người nghiện rượu thì có 1 người bị xơ gan.

- Sử dụng thuốc tùy tiện là nguyên nhân chính gây viêm gan do thuốc, chiếm 10% các trường hợp phản ứng phụ do thuốc. Các thuốc kháng sinh, giảm đau hạ sốt, thuốc ngủ… là những tác nhân gây tổn thương gan đa dạng nếu lạm dụng.

- Các chất gây viêm do tế bào Kupffer “nổi loạn” tiết ra liên tục làm hại gan, theo thời gian và mức độ độc chất từ ngoài xâm nhập vào, càng làm tăng nguy cơ viêm gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, nặng nhất là xơ gan, ung thư gan.

Bình luận (0)

Lên đầu trang