Serbia lên tiếng về vấn đề người di tản

Thứ Bảy, 19/09/2015 07:52  | Bảo Tâm (Pháp)

|

(CAO) Người di tản Trung Đông là những quả bóng...bên này đá qua bên kia đá lại. Thủ tướng nước Croatia, ông Milanovic, tuyên bố "Chúng tôi có một trái tim nhưng chúng tôi cũng có một cái đầu...Người di tản được chúng tôi trợ cấp thực phẩm, nước uống và thuốc men để họ đi tiếp tục."

Trang bìa của tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) đăng hình châm biếm nữ thủ tướng Đức Angela Merkel là "Mutter Merkel" (Mẹ Merkel) theo phong cách của "Mẹ Theresa", với hàng đề tựa "Chính trị của bà Merkel chia hai châu Âu"

Nhưng ông cũng chỉ trích nữ thủ tướng Đức Angela Merkel là những lời tuyên bố của bà đã được hiểu như là những "lời mời" thu hút người di tản đến. Đồng thời ông cũng chỉ trích sự bất lực của khối Liên minh châu Âu đã bỏ Croatia một mình đối phó với tình huống của người di tản.

Người di tản tranh nhau lên xe bus ở biên giới giữa hai nước Croatia và Hungary

Cho đến hôm nay, 18-09-2015, đã có 14.000 người di tản ồ ạt vào đất Croatia, và chính phủ Croatia không còn kìm hãm được làn sóng người di tản nữa.

Cánh đối lập tại Croatia đòi hỏi phải sử dụng đến quân đội để xua đuổi người di tản. Thủ tướng Croatia đã cho chuyên chở người tị nạn trở về biên giới Hungary. Quyết định này của ông Milanovic cũng bị chỉ trích mạnh mẽ.

Thủ tướng nước Croatia ông Zoran Milanovic 48 tuổi

Bộ trưởng bộ ngoại giao Hungary, ông Péter Szijjártó, chỉ trích ngược lại chính phủ Croatia là đã "khuyến khích" người di tản vượt biên bất hợp pháp.

Tuy nhiên, một sự kiện kỳ lạ đã xảy ra vào buổi chiều 18-09-2016, là nước Hungary đã mở cửa biên giới ở Beremend cho hơn 10 chiếc xe bus chở người di tản từ Croatia về lại Hungary.

Trong khi đó tại Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngàn người di tản còn mới bắt đầu đoạn đường di tản từ Thổ Nhĩ Kỳ đến sát biên giới Hy Lạp. Thổ Nhĩ Kỳ đã thâu nhận 2,3 triệu người di tản từ các nước Syria, Irak và Afganistan. Số lượng người ổ ạt kéo nhau từ Thổ Nhĩ Kỳ đi di tản sang châu Âu còn là số ít.

Hội đồng quản lý khối Liên minh châu Âu tiếp tục có thái độ cứng rắn về hành chánh, yêu cầu chính phủ Croatia phải tôn trọng các điều luật của khối Liên minh châu Âu, cụ thể là đạo luật Dublin. Đạo luật này ấn định, nước nào mà người di tản đặt chân đến đầu tiên thì nước đó phải làm thủ tục ghi nhận hộ tịch quê quán và lấy dấu ngón tay lập hồ sơ của từng người di tản. Tiếp theo, người di tản phải làm đơn xin tị nạn chính trị. Nếu họ từ chối không làm đơn xin tị nạn chính trị thì họ sẽ bị trục xuất. Nếu người di tản đi định cư ở những nước khác thì họ sẽ bị trả về quốc gia đầu tiên đã ghi nhận họ.

Trong khi đó, bộ trưởng bộ Nội vụ nước Serbia, ông Nebojsa Stefanovic, lên tiếng cho rằng, phải có một giải pháp chung cho cả châu Âu, không thể để mỗi quốc gia có một quyết định riêng. Liên minh châu Âu phải có một giải pháp nhanh chóng và các thành viên phải tôn trọng giải pháp đó. Tình hình hiện tại đặt ra một câu hỏi lớn, là tại sao người di tản không hề bị kiểm soát tại Hy Lạp, họ tự do xuyên qua Hy Lạp, vào nước Serbia và bây giờ người di tản bị kẹt lại ở Serbia. Tại sao ?!

Mới còn trên đất Thổ Nhĩ Kỳ mà nhiều trẻ em đã kiệt sức, trước khi vượt biển Địa Trung Hải là đoạn đường di tản nguy hiểm nhất, nhiều tàu thuyền bị đắm, nhiều người chết.

Đối với hai nước Hungary và Croatia, nước Serbia vẫn muốn có quan hệ tốt, hợp tác tốt, và nhất là Serbia muốn là con đường di tản được mở lại vì nước Serbia có tự do di chuyển. Serbia rất đau khổ vì những hiện tượng đã xáy ra ở biên giới Serbia-Hungary, và không muốn những cảnh tượng đó tái diễn. Cuộc khủng hoảng người di tản không phải là một vấn đề riêng giữa Serbia và Hungary, mà đó là một vấn đề chung của cả châu Âu. 

Khi được hỏi về vấn đề biên giới, Serbia có đóng cửa biên giới với hai nước giáp ranh là Mecedonia và Bulgaria không ? Ông Stefanovic trả lời: "Cho đến giờ chúng tôi không thấy có sự cần thiết phải đóng cửa biên giới của chúng tôi. Tường chắn, rào cản, giây kẽm gai có gắn dao cạo, lựu đạn cay và cảnh sát đó có phải là những giá trị đạo đức mới của châu Âu ? Chúng tôi không tin rằng đó là những giải pháp tốt nhất."

Ông Nebojsa Stefanovic, bộ trưởng bộ Nội vụ nước Serbia

Ông Stefanovic cho biết thêm, Serbia đã lập danh sách của 85% người di tản xuyên qua Serbia, nhưng cần phải được tiếp viện thêm về thực phẩm, lều ở và thuốc men, y tế cho người di tản, và nhấn mạnh: "Điều mà chúng tôi không thể nào làm được, đó là ép buộc người di tản phải ở lại nơi đây. Họ không muốn ở đây."

Bình luận (0)

Lên đầu trang