20 quốc gia cung cấp bom cho IS

Thứ Năm, 25/02/2016 15:19  | Minh Phương

|

(CAO) Các công ty từ 20 quốc gia dính vào chuỗi cung linh kiện chế tạo bom cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), theo một nghiên cứu công bố hôm 25-2-2016. 

Nghiên cứu do Liên minh châu Âu (EU) tiến hành cho rằng các chính phủ và các công ty cần làm nhiều hơn nữa để theo dấu dòng chảy của dây cáp, hoá chất và các thiết bị khác bị tuồn đến tay IS.

Kết quả được công bố cho thấy 51 công ty từ các nước gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Mỹ đã sản xuất, bán hay nhận hơn 700 thành phần được IS sử dụng để chế tạo các thiết bị nổ ứng biến (IED). Theo Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR) EU thực hiện trong 20 tháng, IED đang được nhóm khủng bố này sản xuất ở “quy mô bán công nghiệp.”

IS hiện kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn của IraqSyria. Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kì có biên giới chung với cả hai nước và đã tăng cường an ninh để ngăn dòng chảy vũ khí và chiến binh cho IS. Tổng cộng 13 công ty Thổ Nhĩ Kỳ bị phát hiện có liên quan đến chuỗi cung cung ứng này, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào. Theo sau là Ấn Độ với bảy doanh nghiệp.

Cờ IS treo trên dây điện trên một đường phố gần thành phố cảng Sidon, nam Lebanon, hôm 19-1-2016.- Ảnh: Reuters

James Bevan, giám đốc CAR được Reuters dẫn lời nhận định: “Những phát hiện này củng cố nhận thức ngày càng tăng của quốc tế rằng các lực lượng IS ở IraqSyria tự duy trì rất cao trong việc tìm kiếm vũ khí và hàng hoá chiến lược, chẳng hạn như linh kiện chế bom IED.”

Việc bán những thành phần sẵn có và rẻ này, một số không nằm trong danh mục phải có giấy phép xuất khẩu của chính phủ, rất ít bị xem xét kỹ lưỡng so với vận chuyển vũ khí. Nghiên cứu phát hiện ra rằng IS có khả năng kiếm được một số thành phần chế tạo bom chỉ trong vòng một tháng, cho thấy tính thiếu giám sát của các chính phủ trong chuỗi cung ứng.

Bevan cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối hợp tác với cuộc điều tra của CAR vì vậy nhóm này không thể xác định được hiệu quả của các quy định của Ankara về việc theo dõi các thành phố tạo bom. Tác giả báo cáo nói họ đã cố liên lạc với những công ty liên quan, nhưng hoặc không nhận được phản hồi hoặc được trả lời là họ không thể biết nơi hàng hoá đi sau khi chúng rời kho.

Nhiều công ty từ Brazil, Romania, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Áo và CH Czech cũng bị nhắc tên trong báo cáo.

Bình luận (0)

Lên đầu trang