(CAO) Hàn Quốc cho biết họ đã điều máy bay chiến đấu theo sát sau khi hai chiến đấu cơ của Trung Quốc và sáu máy bay chiến đấu của Nga đi vào khu vực phòng không của nước này hôm 30-11.
Tham mưu trưởng liên quân (JCS) của Hàn Quốc cho biết các máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc liên tục đi vào và rời khỏi Khu vực nhận dạng phòng không Hàn Quốc (KADIZ) ngoài khơi bờ biển phía nam và đông bắc của Hàn Quốc bắt đầu từ khoảng 5h50 sáng, Reuters đưa tin.
Vào lúc 6h44 sáng, các máy bay phản lực đã quay trở lại khu vực từ phía đông bắc thành phố cảng Pohang phía nam của Hàn Quốc và rời khỏi khu vực lúc 7h07 sáng, Yonhap đưa tin.
Lúc 12h18, 6 máy bay Nga, bao gồm 4 máy bay ném bom TU-95 và 2 máy bay chiến đấu SU-35 cùng với 2 máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc, đã bay vào ADIZ của Hàn Quốc từ khu vực cách đảo Ulleung của Hàn Quốc 200km về phía đông bắc và rời khỏi khu vực lúc 12h36 buổi chiều.
Tuy nhiên, JCS của nước này cho biết máy bay không vi phạm không phận của Hàn Quốc.
JCS cho biết thêm, các máy bay phản lực F-15K của Hàn Quốc đã được triển khai như một bước chiến thuật chống lại một tình huống ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Hàn Quốc xuất kích chiến đấu cơ
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tập trận quân sự khiến Trung Quốc nổi giận.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo đến Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali rằng không được tiến hành thử hạt nhân tầm xa nếu không Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực bán đảo Triều Tiên.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Đông Á, với việc Triều Tiên thực hiện kỷ lục 30 vụ thử tên lửa trong tháng này và hơn 60 vụ trong năm nay.
Mỹ cáo buộc cả Trung Quốc và Nga tạo điều kiện cho Triều Tiên thực hiện các vụ thử tên lửa.
Vào ngày 3 tháng 11, các phái viên của Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã xung đột về các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Anna Evstigneeva, phó đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, đổ lỗi cho tình hình đang xấu đi đáng kể ở bán đảo Triều Tiên là do "mong muốn của Washington buộc Bình Nhưỡng đơn phương giải trừ hạt nhân bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực và vũ lực".