Nhìn lại 16 năm cầm quyền của nữ thủ tướng Đức Angela Merkel

Chủ Nhật, 26/09/2021 16:36

|

​(CAO) Hôm 26-9, AFP đưa tin người dân Đức bước vào cuộc bầu cử chọn ra lãnh đạo thay thế thủ tướng Angela Merkel khi bà quyết định rời chính trường.

Merkel được gọi là "nhà lãnh đạo của thế giới tự do". Bà đang bước vào những ngày cuối cùng để kết thúc 16 năm cầm quyền lịch sử.

Tại vị lâu như vậy, bà được mệnh danh là "thủ tướng vĩnh cửu" của Đức. Bà Merkel, 67 tuổi, nổi tiếng đến mức bà có thể sẽ giành được nhiệm kỳ kỷ lục thứ năm nếu bà chịu tranh cử tiếp. Nhưng bà đã từ chối.

Những người ủng hộ bà nói rằng bà đã cung cấp khả năng lãnh đạo ổn định, thực dụng qua vô số cuộc khủng hoảng toàn cầu với tư cách là một nhân vật ôn hòa và thống nhất.

Cũng chính vì cái bóng quá lớn của Merkel mà ứng cử viên của đảng bà - Armin Laschet đang phải vật lộn để cải thiện hồ sơ năng lực của chính mình.

Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew trong tuần này cho thấy đa số ở hầu hết các nền dân chủ trên toàn cầu "tin tưởng vào bà Merkel sẽ làm điều đúng đắn trong các vấn đề thế giới".

Nữ thủ tướng Đức Merkel - Ảnh: AFP

Trong thời gian cầm quyền, những thay đổi chính sách lớn của bà phản ánh mong muốn của đa số dân chúng Đức - trong số đó gồm loại bỏ dần điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011 - và thu hút một liên minh mới bao gồm phụ nữ và cử tri thành thị tham gia đảng của bà.

Trước đại dịch Covid-19, bước đi táo bạo nhất của bà là giữ cho biên giới nước Đức được mở vào năm 2015 cho hơn một triệu người xin tị nạn. Quyết định đã gây ra nhiều tranh cãi. Bà nhiều lần phàn nàn việc Liên minh châu Âu dường như không tiến gần hơn đến một chính sách thống nhất về di cư.

Người phụ nữ từng được mệnh danh là "thủ tướng khí hậu" trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo cũng phải đối mặt với một loạt các thách thức từ các nhà hoạt động trẻ cho rằng bà đã không thể đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu, với việc Đức thậm chí không đáp ứng các cam kết giảm khí thải của chính mình.

Merkel trở thành nhà lãnh đạo đi đầu của châu Âu trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu khi Berlin “vô địch” trong khoản yêu cầu các nước được cho vay vì lâm cảnh nợ nần phải cắt giảm chi tiêu để đổi lấy các khoản vay cứu trợ quốc tế.

Những người biểu tình giận dữ gọi bà là "nữ hoàng thắt lưng buộc bụng" của châu Âu, trong khi những người ủng hộ thì ghi công bà vì đã cùng nhau chèo lái liên minh tiền tệ qua giai đoạn khó khăn.

Thủ tướng Merkel trong một lần dự hội nghị quốc tế có sự xuất hiện của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình - Ảnh: AFP

Gần đây hơn, mặc dù đã thừa nhận những sai lầm trong chống dịch Covid-19 bao gồm cả việc triển khai tiêm chủng chậm chạp, số người chết của Đức vẫn thấp hơn so với nhiều đối tác Châu Âu nếu tính trên quy mô dân số.

Merkel, nhà lãnh đạo cấp cao nhất của EU và G7, bắt đầu như một người cùng thời với George W. Bush, Tony Blair và Jacques Chirac khi bà trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất và đầu tiên của Đức vào năm 2005.

Giờ đây vào lúc chuẩn bị rời chính trường, khi được hỏi trong chuyến công cán cuối cùng tới Mỹ vào tháng 6 rằng bà mong chờ điều gì nhất, bà trả lời rằng: "không cần phải liên tục đưa ra quyết định".

Bà Merkel trong một lần gặp cựu tổng thống Mỹ G.W.Bush - Ảnh: AFP

Bình luận (0)

Lên đầu trang