- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TPHCM (1.388), Đồng Nai (813), An Giang (661), Bình Dương (654), Tiền Giang (634), Tây Ninh (517), Kiên Giang (403), Đồng Tháp (383), Sóc Trăng (298), Bình Thuận (287), Vĩnh Long (284), Cà Mau (258), Bạc Liêu (252), Cần Thơ (178), Bà Rịa - Vũng Tàu (177), Hà Nội (176), Khánh Hòa (170), Long An (110), Hậu Giang (101), Bình Phước (99), Trà Vinh (85), Bến Tre (84), Hà Giang (62), Đắk Nông (60), Bình Định (57), Thái Bình (54), Lâm Đồng (54), Bắc Ninh (49), Ninh Thuận (47), Nghệ An (47), Quảng Nam (45), Thừa Thiên Huế (44), Bắc Giang (42), Quảng Ngãi (38), Thanh Hóa (37), Đà Nẵng (34), Phú Thọ (34), Quảng Bình (33), Hải Dương (30), Quảng Trị (29), Nam Định (27), Gia Lai (23), Quảng Ninh (23), Hà Tĩnh (18), Hưng Yên (18), Hải Phòng (16), Hà Nam (11), Phú Yên (8 ), Lạng Sơn (6), Sơn La (5), Vĩnh Phúc (3), Thái Nguyên (2), Hòa Bình (2), Kon Tum (2), Điện Biên (2), Tuyên Quang (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-162), Tây Ninh (-139), Đồng Nai (-117).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (+217), TPHCM (+203), Vĩnh Long (+125).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.033 ca/ngày.
Sau khi TPHCM nới lỏng giãn cách bước vào giai đoạn bình thường mới, Công an TP đã triển khai đợt 2 cấp CCCD gắn chip điện tử cho người dân
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.009.879 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.250 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.004.879 ca, trong đó có 853.394 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TPHCM (445.203), Bình Dương (242.243), Đồng Nai (76.656), Long An (36.362), Tiền Giang (20.150).
Tình hình điều trị
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.263
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 856.211
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.515 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.410
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 674
- Thở máy không xâm lấn: 106
- Thở máy xâm lấn: 311
- ECMO: 14
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 11/11 đến 17h30 ngày 12/11 ghi nhận 81 ca tử vong tại TPHCM (42), Bình Dương (5), Tiền Giang (5), Long An (4), Kiên Giang (4), Bạc Liêu(4), Đắk Lắk (3), Tây Ninh (3), An Giang (2), Hà Giang (1), Trà Vinh (1), Thanh Hóa (1), Nghệ An (1), Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Cà Mau (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 74 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.930 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 147.171 xét nghiệm cho 292.234 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.730.130 mẫu cho 63.675.966 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 11/11 có 1.000.048 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 96.557.452 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.682.168 liều, tiêm mũi 2 là 32.875.284 liều.
Những hoạt động của ngành Y tế trong ngày
- Tiểu ban Y tế thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức cuộc họp triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Văn phòng Quốc hội và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch với đại biểu tham dự Kỳ họp thứ hai, Quốc hội XV.
- Bộ Y tế tổ chức buổi gặp mặt và trao đổi về công tác phối hợp phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Bình Dương do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương đồng chủ trì.
- Bộ Y tế phối hợp với Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc năm 2021 với chủ đề "Đại dịch COVID-19 và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm: Chuyên đề hô hấp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tâm thần và bệnh hiếm" theo hình thức trực tuyến.
- TP. Hồ Chí Minh: UBND TPHCM ban hành Công văn 3768/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, qua đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Thành phố cho thấy tình hình dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp. Để tiếp tục kiểm soát và không để dịch tái bùng phát trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu một số nội dung, trong đó tổ chức bố trí các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động, nhất là tại các cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga tàu hỏa để chủ động tiêm cho người dân quay trở lại Thành phố để làm việc nhưng chưa được tiêm chủng.
Nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 (các F0) đang có xu hướng tăng lại trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ TP quyết định kích hoạt lại mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” trên địa bàn thành phố.
- Tỉnh Cà Mau: Sở Y tế Cà Mau có công văn hỏa tốc đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thành phố chỉ đạo cơ sở y tế trên địa bàn tham mưu chọn các trường hợp F0 đủ điều kiện để thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà theo như phương án đã được tỉnh phê duyệt.
- Tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn chấp nhận chủ trương điều trị người mắc COVID-19 và cách ly các trường hợp F1 tại nhà, nơi lưu trú khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.