Lập Khu dịch vụ nhạy cảm tại một số tỉnh
Sáng 23-10-2015, tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2011-2015, ông Lê Văn Quý, Chi cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM nêu ý kiến cần quy hoạch khu vực dịch vụ nhạy cảm ở một số tỉnh thành. Nơi thí điểm là địa phương trọng điểm về tình hình mại dâm, như: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,...
Tuy nhiên, phương thức hoạt động của “Khu dịch vụ nhạy cảm” này vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Nếu xét các "Khu dịch vụ nhạy cảm" khác trên thế giới thì được hiểu theo cụm từ “Phố đèn đỏ” nhưng các dịch vụ ở đây được xem là cho phép từ A đến Z.
Phố đèn đỏ Pattaya vốn được coi là nơi cung cấp mọi dịch vụ "vui vẻ" cho khách du lịch
Trong khi đó, “Khu dịch vụ nhạy cảm” sắp thành lập tại một số tỉnh thì hoạt động sẽ được “kiểm soát”. Điều đó đồng nghĩa với việc lập khu “nhạy cảm” chứ không cho phép mại dâm.
Muốn phá thai phải chứng minh bị hiếp dâm
Dự thảo Luật Dân số được xây dựng để thay thế Pháp lệnh Dân số đang được đưa ra xin ý kiến xã hội. Dự thảo Luật Dân số đề xuất cho phép phá thai theo nguyện vọng nếu tuổi thai dưới 12 tuần, trừ trường hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ được phép phá thai do loạn luân, bị hiếp dâm nếu tuổi thai từ 12 tuần trở lên.
Các địa điểm nạo phá thai tràn làn là nguyên nhân của nhiều vụ việc đau lòng
Trước thông tin này, có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng dự thảo Luật không sát với thực tế và có thể gây tổn thương cho người phụ nữ; nhưng cũng có ý kiến ủng hộ quan điểm của dự thảo Luật và cho rằng cần thiết phải làm rõ để đảm bảo quyền được sống cho một số bào thai đã có hình hài.
Trên nhiều diễn đàn của mạng xã hội, vấn đề này cũng được đưa ra bàn luận sôi nổi. Một số ý kiến ủng hộ việc cần thiết phải siết chặt quy định về nạo phá thai để giảm bớt tình trạng này.
Việc xác minh nguyên nhân để nạo phá thai cũng được cho là không dễ dàng
Tuy nhiên, có khá nhiều người cho rằng, việc xác minh một người có bị hiếp dâm hay loạn luân hay không là vấn đề khó và có thể mất rất nhiều thời gian. Trong thời gian đó, người phụ nữ có thể thêm một lần tổn thương. Khi xác minh xong thì bào thai trong bụng có thể cũng đã quá lớn, liệu lúc đó cơ quan chức năng sẽ xử lý thế nào?
Môn Văn được dùng để xét tuyển vào ngành Y
Tại hội nghị hội đồng hiệu trưởng các trường đại học y dược diễn ra tại Hà Nội ngày 10-10-2014, lãnh đạo một số trường đại học y đề xuất sử dụng môn Văn để xét tuyển vào trường y.
Đề án này đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng chọn môn Văn để xét tuyển là việc cần thiết để nâng cao tinh thần nhân văn, y đức cho y, bác sĩ nhưng cũng có người phản đối khi cho rằng môn Văn thật sự không cần thiết đến chuyên môn của ngành y.
Môn Văn được cho là sẽ rèn luyện y đức cho sinh viên ngành Y
Trong khi đó các ý kiến trái chiều cho rằng môn Văn góp phần giáo dục con người sống có tình cảm và nhân văn hơn. Từ đó giúp bác sĩ bớt máy móc, khô cứng, vô cảm trong đối xử với bệnh nhân. Việc đưa môn Văn vào xét tuyển ngành y không thể làm thay đổi nhân cách con người ngay nhưng giúp định hướng người học.
Đi tù vẫn được hưởng lương hưu
Tại nghị trường chiều 23-10-2014, trong buổi thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đã gây bất ngờ khi đề xuất những người chấp hành hình phạt tù vẫn phải được hưởng lương hưu.
Theo bà Hậu, người phải chấp hành hình phạt tù do lỗi của họ theo các quy định khác của pháp luật, không phải sai phạm trong quá trình đóng bảo hiểm.
Vấn đề đi tù vẫn được hưởng lương hưu gây tranh cãi
Hơn nữa, về nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là đóng và hưởng tương ứng với nhau. Trước khi chấp hành hình phạt tù, người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội. Do vậy, người lao động đóng bảo hiểm, đương nhiên họ phải được hưởng.
Trong khi các luồng ý kiến khác cho rằng, đã ngồi tù tức là bị tước quyền công dân thì không được hưởng các chế độ như lương hưu hay bất kỳ chế độ nào khác. Còn nếu muốn được hưởng thì họ đừng vi phạm pháp luật.