(CAO) Phát biểu tại họp báo ở khách sạn Melia Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son-hui cho biết: "Chúng tôi đã nêu rõ quan điểm của mình... rằng chúng tôi sẽ từ bỏ toàn bộ Yongbyon."
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui ngày 2/3 tái khẳng định rằng tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua ở Hà Nội, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã gợi ý phá bỏ toàn bộ tổ hợp hạt nhân chính tại Yongbyon, vốn được coi là "trái tim" của chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Phát biểu tại họp báo ở khách sạn Melia Hà Nội, bà Choe Son-hui cho biết: "Chúng tôi đã nêu rõ quan điểm của mình... rằng chúng tôi sẽ từ bỏ toàn bộ Yongbyon."
Lời khẳng định trên được đưa ra nhằm đáp lại câu hỏi liên quan đến bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Bình Nhưỡng không làm rõ điều mà họ sẽ sẵn sàng thực hiện trong đề xuất phá bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui trả lời các phóng viên báo chí sau họp báo. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành nhiều cuộc gặp trong hai ngày 27-28/2 để thảo luận dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, song không đạt thỏa thuận.
Ông Trump cho biết Bình Nhưỡng đề nghị Mỹ dỡ bỏ trừng phạt "một cách hoàn toàn" trong khi chỉ đề xuất dỡ bỏ phần "ít quan trọng" các cơ sở hạt nhân so với yêu cầu của Mỹ.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đáp lại rằng Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần trừng phạt để đổi lại việc phá bỏ vĩnh viễn toàn bộ cơ sở Yongbyon trước sự chứng kiến của các chuyên gia Mỹ.
(CAO) Chiều 1-3 (giờ Hà Nội), Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi đến truyền thông chi tiết cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 28-2 tại Hà Nội.
(CAO) So với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 1 (12/06/2018) diễn ra tại Singapore, tương quan lực lượng giữa hai bên trong Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (27 – 28/02/2019) ở Hà Nội đã có sự đảo chiều về lợi thế so sánh ở 3 nhân tố gồm: Thế chủ động trong đàm phán, giá trị của lợi ích phải đánh đổi và thế mạnh của các lực lượng hậu thuẫn.