Tiếp sức cho thực phẩm sạch
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, hết năm 2016, trên địa bàn thành phố đã có 857 tổ chức, cá nhân sản xuất rau được chứng nhận VietGAP, với tổng diện tích hơn 555ha với sản lượng dự kiến gần 63 ngàn tấn/năm.
Thành phố cũng đã chứng nhận VietGAP cho 844 hộ chăn nuôi heo với hơn 68 ngàn con, chiếm khoảng 19% so tổng đàn của thành phố.
Đảm bảo
an toàn thực phẩm theo chuỗi là xu hướng phát triển “bền vững”
Ngoài ra, TP cũng đẩy mạnh xây dựng mô hình thủy sản an toàn. Tính đến nay, tại vùng nuôi tôm tập trung 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ có tổng cộng 557 cơ sở nuôi tôm xây dựng theo mô hình nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, với tổng diện tích hơn 500.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 3.500 tấn/năm.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau. Do đó, để có nguồn thực phẩm sạch, TP.HCM phải liên kết chặt chẽ với các tỉnh thành khác.
Mới đây nhất, hôm 23-6 vừa qua, lễ ký kết “Phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản giữa tỉnh Long An và TP.HCM giai đoạn 2017-2020” đã được thực hiện.
Theo PGS TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, để đánh giá hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm phải xem tỷ lệ người dân sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn có tăng lên hay không, chứ không phải là xử phạt nhiều hay ít cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm.
(CAO) Ngày 23-6, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã tiến hành ký kết phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó, TP.HCM sẽ tạo nhịp cầu kết nối tăng sản lượng tiêu thụ nông sản, trong đó tập trung vào rau, thịt các loại; còn Long An phải nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với hầu hết nông sản chủ lực. Thời gian tới, TP.HCM sẽ kết nối với nhiều tỉnh thành khác.
Bà Phong Lan cũng mong rằng, bên cạnh việc kiểm soát từ gốc bằng cách khuyến khích nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn thì cũng khuyến khích người tiêu dùng nên dần có thói quen sử dụng sản phẩm sạch, đóng gói, có nguồn gốc; có như vậy thực phẩm không có nguồn gốc, những hành vi gian lận thương mại, hành vi vi phạm an toàn thực phẩm mới không xảy ra.
Người tiêu dùng vẫn thiếu thông tin
Về chuỗi thực phẩm an toàn, đến nay TP.HCM đã cấp 98 giấy chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi cho 47 cơ sở thuộc địa bàn TP.HCM và 11 tỉnh lân cận.
Đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi là xu hướng phát triển “bền vững”
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, thông qua việc ký kết, phối hợp kiểm soát chất lượng với các tỉnh có nguồn nông sản thực phẩm đưa về TP.HCM tiêu thụ, TP đã có thể giám sát trên 70% nguồn sản phẩm từ các tỉnh đưa về tiêu thụ tại TP.HCM, góp phần nâng cao công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dung.
Tuy nhiên, hiện có một nghịch lý là, chúng ta có nhiều mô hình, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn được ngành chức năng chứng nhận, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn thiếu thông tin. Do người tiêu dùng thiếu thông tin nên các sản phẩm an toàn rất khó tiêu thụ, ảnh hưởng ngược lại tới sản xuất.
Và đây cũng là một thực trạng khó khăn chung hiện nay khi việc tiêu thụ nông sản ở những mô hình nuôi trồng, sản xuất theo hướng an toàn theo GAP hoặc tiêu chuẩn VietGAP ở các tỉnh, thành phía Nam vẫn gặp khó khăn không ít về đầu ra.
Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cũng thừa nhận, dù nông dân tỉnh có thể sản xuất ra lượng sản phẩm sạch, an toàn với số lượng lớn cung ứng cho thị trường, sẵn sàng tham gia các chuổi an toàn thực phẩm; song vấn đề khó khăn hiện nay là nông dân đang "bí" ở khâu đầu ra cho sản phẩm của mình sản xuất. Phần lớn nông dân muốn đưa thực phẩm an toàn vào siêu thị, chợ đầu mối hay các cơ sở kinh doanh tại TP.HCM đều phải qua trung gian hoặc nông dân phải tự tìm đầu ra.
(CAO) 123 người chết do 7 bệnh truyền qua thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Khoảng 70 ngàn người chết, hơn 200 ngàn ca phát hiện mới; một phần nguyên nhân do sử dụng thực phẩm không an toàn.
Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị sản xuất chưa liên kết được với đơn vị tiêu thụ. Còn đơn vị tiêu thụ thì lâu nay chỉ lo tập trung cung ứng cho các công ty, siêu thị hay xuất khẩu với số lượng có giới hạn mà quên đi thị trường bán lẻ ở nông thôn.
Theo nhận định của PGS TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, việc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi đang được coi là xu hướng phát triển bền vững, nhất là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, nhu cầu của các thành phố không chỉ về số lượng mà nhu cầu về chất lượng cũng cao. Do đó, để đảm bảo việc kết nối và xây dựng chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn trên phạm vi cả nước thì trước tiên phải đạt hiệu quả tại các thành phố lớn.