(CAO) Hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, trong tuần 16, toàn TP ghi nhận 110 ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện, giảm 25% so với trung bình 4 tuần trước (147 ca); thấp hơn 54% so với tuần cùng kỳ của năm 2017 (239 ca). Số ca tích lũy cộng dồn từ đầu năm 2018 là 3.357 ca, giảm 31% so với cùng kỳ 2017 (4.876 ca); không có ca tử vong sốt xuất huyết.
Trong tuần 16, toàn TP ghi nhận 14 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh được xử lý ở 13 phường, xã thuộc 9/24 quận, huyện; giảm 1 ổ dịch mới được xử lý so với tuần 15. Quận, huyện có ổ dịch mới được xử lý nhiều nhất trong tuần là quận Bình Tân (3 ổ dịch).
Ngoài ra, từ đầu năm 2018 đến nay, TP.HCM ghi nhận có 579 ca
tay chân miệng, giảm 40% so với cùng kỳ 2017 (958 ca), chưa ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết trong khu vực và tại nước ta có giảm trong những tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch.
Hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.
Người dân phòng muỗi đốt để phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa
Để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân tích cực phòng bệnh bằng cách: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... diệt loăng quăng/bọ gậy; ngủ màn, phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
(CAO) Sốt xuất huyết là bệnh có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên, nếu chủ quan bệnh có thể diễn tiến nặng đến tình trạng sốc nặng, dễ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận; nguy hiểm hơn, có thể khiến trẻ tử vong.