6,5 triệu người chết vì nhiễm khuẩn huyết mỗi năm

Thứ Năm, 10/05/2018 12:43  | Ngô Đồng

|

(CAO) Theo Tổ chức y tế thế giới thống kê trên toàn thế giới, mỗi năm có đến 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, có 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh đã tử vong vì lý do trên.

Sáng ngày 10-5, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM đã tổ chức lễ hưởng ứng chiến dịch vệ sinh tay toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động với khẩu hiệu "Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trong chăm sóc y tế - trong tầm tay bạn".

Theo TS BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi Đồng 1, nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết xảy ra trong thời gian nằm viện có liên quan đến chăm sóc y tế là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Đây là một vấn đề ngày càng được mọi hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam hết sức quan tâm.

Theo Tổ chức y tế thế giới thống kê trên toàn thế giới, mỗi năm có đến 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, có 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh đã tử vong vì lý do trên.

Tuy nhiên, theo BS Hùng, tất cả nhiễm khuẩn huyết liên quan đến chăm sóc y tế đều có thể phòng ngừa được nếu nhân viên y tế thực hiện các quy trình vô khuẩn bệnh viện.

Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 kêu gọi mọi người rửa tay đúng lúc, đúng cách hơn để chống lại nhiễm khuẩn huyết – nguyên nhân lớn của nhiều ca tử vong và đề kháng kháng sinh.

Trong đó, việc vệ sinh tay được cho là biện pháp đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. Bệnh viện Nhi Đồng 1 kêu gọi mọi người rửa tay đúng lúc, đúng cách hơn để chống lại nhiễm khuẩn huyết – nguyên nhân lớn của nhiều ca tử vong và đề kháng kháng sinh.

Với nhân viên y tế, họ được yêu cầu rửa tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm thủ thuật vô trùng, sau khi phơi nhiễm với dịch tiết của bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với các vật dụng xung quanh bệnh nhân. Tương tự, thân nhân chăm sóc người bệnh cũng cần rửa tay trong các tình huống trên.

Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay) và dễ lây bệnh từ người sang người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%..

Bệnh viện Nhi Đồng 1 kêu gọi mọi người rửa tay đúng lúc, đúng cách hơn để chống lại nhiễm khuẩn huyết – nguyên nhân lớn của nhiều ca tử vong và đề kháng kháng sinh.

Trước đó, BV Nhi Đồng 2 cũng phát động phong trào 'Rửa tay bảo vệ sức khỏe' hưởng ứng chiến dịch vệ sinh tay toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Giám đốc bệnh viện đã kêu gọi tất cả cán bộ nhân viên y tế thực hiện đúng, nghiêm túc 5 thời điểm và quy trình kỹ thuật vệ sinh tay do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Đồng thời duy trì thường xuyên để đạt kết quả cao nhất. Qua đó, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Sau lễ phát động, các thành viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã phối hợp cùng khoa Khám bệnh tham gia tuyên truyền cho bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi hiểu rõ về lợi ích, tầm quan trọng của việc rửa tay để phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi phương pháp rửa tay đúng cách...

Tuyên truyền cho bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi hiểu rõ về lợi ích, tầm quan trọng của việc rửa tay để phòng ngừa dịch bệnh,
Dính bệnh truyền nhiễm do... lười rửa tay
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang