(CAO) Như vậy, đến thời điểm này, tại Việt Nam đã ghi nhận 23 trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó có 17 trường hợp ở TP.HCM.
Ngày 31-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc khẩn cấp với Sở Y tế TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM. Nội dung buổi họp nhằm tìm kiếm các giải pháp, hạn chế sự lây lan của vi rút Zika.
17 trường hợp ghi nhận mắc vi rút Zika trên địa bàn TP.HCM đều được phát hiện thông qua hệ thống giám sát dịch bệnh mà Sở Y tế TP.HCM đã và đang triển khai.
Các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đắk Lắk, mỗi tỉnh có 1 trường hợp nhiễm vi rút Zika.
Trước đó, vào ngày 30-10, Bộ Y tế cũng đã xác định trường hợp bé gái 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk mắc chứng đầu nhỏ do nhiễm vi rút Zika.
(CAO) Chiều 30-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận, ca mắc hội chứng đầu nhỏ nghi do vi rút Zika đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện, đó là trường hợp bé gái 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk.
Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, do có cùng một phương thức truyền bệnh chính là qua muỗi vằn, TP.HCM lại có mật độ dân số đông và đang là mùa mưa nên việc có thêm nhiều ca nhiễm vi rút Zika là không thể tránh khỏi.
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng yêu cầu đẩy mạnh công tác tư vấn, bảo vệ phụ nữ chuẩn bị mang thai. Thai phụ cần phải siêu âm tầm soát Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Ngoài ra, người dân cần chủ động phòng chống dịch bệnh một cách tích cực, tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại các hộ gia đình; kiểm tra, loại bỏ vật phế thải không để muỗi sinh sản.