(CAO) Theo BS Võ Thành Liêm, Giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình, rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư do khủng hoảng tâm lý, dẫn đến buông xuôi, tạo điều kiện khối ung thư tàn phá cơ thể sớm hơn.
TS.BS Võ Thành Liêm, Giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư, khối ung thư lớn lên thì nó sẽ ăn vào nội tạng, làm vỡ mạch máu.
Tế bào ung thư sẽ hút hết chất dinh dưỡng của bệnh nhân, khiến cơ thể bị suy kiệt. Lúc này bệnh nhân sẽ bị đau đớn và cơ thể gầy yếu đi. Ngoài ra, khi biết tin bị căn bệnh nan y này thì bệnh nhân dễ bị khủng hoảng tâm lý và từ đó dẫn đến khủng hoảng toàn diện.
Trong 4 tình trạng nói trên thì tình trạng 'khối ung thư lớn lên sẽ ăn vào nội tạng, làm vỡ mạch máu' là biến chứng trực tiếp do ung thư gây ra, còn lại là các biến chứng phụ.
Theo BS Liêm, rất nhiều trường hợp bệnh nhân, do khủng hoảng tâm lý, dẫn đến buông xuôi, tạo điều kiện khối ung thư tàn phá cơ thể sớm hơn. Nói cách khác, bệnh ung thư chưa kịp phát tán thì nó đã thắng thế bởi sự đầu hàng từ sớm của người bệnh.
Bệnh nhân ung thư cần có
bác sĩ gia đình đồng hành trong một quá trình dài hơi. Ảnh minh họa
Cũng trong 4 tình trạng nói trên, bác sĩ chuyên khoa ung thư chỉ can thiệp vào được đối với biến chứng trực tiếp. Các biến chứng gián tiếp còn lại, chỉ có Bác sĩ gia đình mới hỗ trợ được cho bệnh nhân.
"Từ việc ăn uống, tập luyện thể thao như thế nào để duy trì được thể lực cho đến thái độ sống ra làm sao để có được tinh thần lạc quan, nhằm củng cố khả năng miễn dịch để hỗ trợ cơ thể tự chống chọi lại với ung thư thì chỉ có những bác sĩ đã đồng hành với bệnh nhân trong một quá trình dài hơi mới có thể thực hiện được", BS Liêm chia sẻ.
(CAO) Ở Việt Nam, ung thư vú là 1 trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và ước tính mỗi năm có khoảng 11.000 ca ung thư vú mới và hơn 4.500 người tử vong vì căn bệnh này.