Lần đầu tiên phát hiện khí carbon dioxide trên một hành tinh ngoài hệ Mặt trời

Thứ Sáu, 26/08/2022 10:34  | Anh Duy

|

(CAO) Kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan Hàng không, Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại được bằng chứng rõ ràng đầu tiên về khí carbon dioxide trong bầu khí quyển của một hành tinh ngoại (hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta).

Ngoại hành tinh có tên WASP-39b, là một sao khí nóng khổng lồ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời nằm cách Trái đất 700 năm ánh sáng. Cơ quan này lưu ý trong một thông cáo báo chí rằng việc hiểu được cấu tạo khí quyển của các hành tinh như WASP-39b là rất quan trọng để biết được nguồn gốc của chúng và cách chúng phát triển.

"Các phân tử carbon dioxide là dấu vết nhạy cảm của câu chuyện hình thành hành tinh" - Mike Line, phó giáo sư tại Trường Khám phá Trái đất và Không gian của Đại học Bang Arizona (Mỹ), cho biết trong một bản tin.

Line là một thành viên của một nhóm khoa học đã tiến hành cuộc điều tra.

Nhóm đã thực hiện quan sát carbon dioxide bằng cách sử dụng máy quang phổ hồng ngoại gần của kính thiên văn - một trong bốn công cụ khoa học của Webb - để quan sát bầu khí quyển của WASP-39b. Nghiên cứu của họ là một phần một sáng kiến ​​được thiết kế để cung cấp dữ liệu từ kính viễn vọng cho cộng đồng nghiên cứu hành tinh ngoại càng sớm càng tốt, hướng dẫn các nghiên cứu và khám phá khoa học hơn nữa.

Hành tinh ngoại WASP-39b được phát hiện có khí carbon dioxide  

Phát hiện mới nhất này đã được chấp nhận đăng trên tạp chí Nature.

"Bằng cách đo đặc tính carbon dioxide này, chúng tôi có thể xác định bao nhiêu chất rắn so với bao nhiêu chất khí đã được sử dụng để hình thành hành tinh khí khổng lồ này" - Line nói thêm.

"Trong thập kỷ tới, JWST sẽ thực hiện phép đo này cho nhiều hành tinh khác nhau, cung cấp thông tin chi tiết về cách các hành tinh hình thành và sự độc đáo của hệ Mặt trời của chúng ta" – nhà nghiên cứu chia sẻ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang