(CAO) Hôm 23-5, AAP đưa tin Tổng thống Mỹ - Joe Biden chuẩn bị khởi động một hiệp ước thương mại mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, được thiết kế để báo hiệu sự cam kết của Mỹ cho khu vực và giải quyết nhu cầu ổn định thương mại sau dịch Covid-19 và cuộc chiến ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ cũng sẽ dành sự quan tâm lớn cho liên minh không chính thức được gọi là Bộ tứ Kim cương (Quad).
Biden và các nhà lãnh đạo từ liên minh, bao gồm Australia, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ gặp nhau tại Tokyo, là cuộc gặp trực tiếp thứ hai trong vòng chưa đầy một năm.
Biden sẽ kết thúc chuyến công du năm ngày ở Châu Á vào ngày 24-5 với cuộc họp với liên minh Quad và các cuộc hội đàm trực tiếp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng mới của Australia, Anthony Albanese.
Nhà lãnh đạo trung tả của Đảng Lao động Australia đã đánh bại người đương nhiệm Scott Morrison và chấm dứt 9 năm cầm quyền của phe bảo thủ.
Biden đang có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Hàn Quốc và Nhật Bản - chuyến đi đầu tiên tới châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống của ông - sẽ kết thúc vào ngày 24-3.
Nhà Trắng cho biết Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương mới sẽ giúp Mỹ và các nền kinh tế Châu Á hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề bao gồm chuỗi cung ứng, thương mại kỹ thuật số, năng lượng sạch, bảo vệ người lao động và các nỗ lực chống tham nhũng.
Tổng thống Biden đến Nhật Bản
Các chi tiết vẫn cần được thương lượng giữa các nước thành viên, khiến chính quyền khó có thể nói làm thế nào khuôn khổ này có thể thực hiện lời hứa giúp đỡ người lao động và doanh nghiệp Mỹ đồng thời đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Các quốc gia ký kết khuôn khổ sẽ được công bố sau vào ngày 24-3 trong chuyến thăm của Biden đến Tokyo để hội đàm với Thủ tướng Fumio Kishida.
Đây là bước đi mới nhất của chính quyền Biden nhằm cố gắng duy trì và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á.
Nhà Trắng đã công bố kế hoạch xây dựng khuôn khổ kinh tế vào tháng 10 để thay thế cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đã bỏ vào năm 2017 dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hiệp ước mới được đưa ra vào thời điểm chính quyền tin rằng họ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh.
Tăng trưởng GDP của Mỹ được dự báo ở mức khoảng 2,8% vào năm 2022 so với 2% của Trung Quốc, quốc gia đang cố gắng ngăn chặn dịch Covid-19 thông qua việc phong toả nghiêm ngặt.