1. Quần áo chống đạn nhẹ và siêu bền
Còn nhớ vào nằm 2007 Công ty Ceradyne nhận được hợp đồng cung cấp mỗi tháng cho quân đội Mỹ loại giáp từ những tấm sứ chuyên dụng, với số lượng 25.000 bộ/tháng. Loại áo giáp này vào thời điểm đó nhẹ hơn một nửa so với các loại thép siêu cứng, trong khi giá thành rất cạnh tranh.
(CAO) Khi Mỹ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm bán
vũ khí sát thương đã mở ra những lựa chọn hết sức đa dạng về vũ khí cho Việt Nam gia tăng năng lực quốc phòng .
Thời gian gần đây, vật liệu graphene, xen lẫn với các hạt vàng nhỏ đã tạo nên bước đột phá, vượt qua gần hết các loại áo chống đạn hiện có. Đặc biệt, chúng còn khá nhẹ với độ dày chỉ 1 mm, giá thành cũng chấp nhận được.
2. Máu tổng hợp
Máu tổng hợp (Synthetic blood) có hiệu quả hơn rất nhiều so với các tế bào máu tự nhiên. Theo nghiên cứu, các tế bào máu tổng hợp được làm từ kim cương có chứa các loại khí có áp lực gần 15.000 psi, có khả năng trao đổi carbon dioxide và oxy giống như cách các tế bào máu bình thường trong cơ thể người.
Về cơ bản, siêu chiến binh mang trong người máu nhân tạo, pha trộn lẫn với máu tự nhiên sẽ giống như có hàng nghìn tỷ thùng khí siêu nhỏ bên trong cơ thể. Đồng nghĩa với tăng sức bền lên rất cao, người lính sẽ gần như không biết mệt mỏi, lặn hàng giờ dưới nước mà không cần các thiết bị trợ giúp,...
3. Bước chạy và nhảy mạnh mẽ
Các nhà khoa học đang tìm cách tăng cường khả năng của mắt cá chân và gân Achilles, thông qua các loại giày hỗ trợ. Nguyên lý hoạt động của đôi giày này sẽ tương tự như gân loài kangaroo, giúp người lính di chuyển nhanh và có những bước nhảy cao tới hơn 2 mét.
Dĩ nhiên, để sử dụng được thiết bị này, người lính cần thời gian làm quen và sử dụng cho thuần thục. Bởi trên chiến trường chỉ cần di chuyển hay vướng phải một sai lầm nhỏ đôi khi phải đánh đổi bằng chính mạng sống của bản thân.
4. Không biết đau đớn
Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng công nghệ cao thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đang thực hiện dự án Persistence in Combat (Bền bỉ trong chiến đấu) nhằm giúp các chiến binh có thể phục hồi nhanh chóng khi bị thương.
Khả năng này sẽ được duy trì trong khoảng 30 ngày và giúp các vết thương tránh được tình trạng nhiễm trùng. Các binh sĩ cũng cảm thấy ít đau đớn hơn, giúp duy trì khả năng chiến đấu, có thời gian cho binh sĩ chờ chăm sóc y tế.
5. Chủ động trong giấc ngủ
Khả năng chiến đấu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi giấc ngủ, nếu rút ngắn được thời gian, thậm chí là không cần ngủ. Người lính sẽ luôn tràn trề năng lượng và duy trì được khả năng tập trung cao độ. Để có được khả năng này, các nhà khoa học đang nghiên cứu đến gen của một số loài động vật.
Chẳng hạn như, ngủ chỉ bằng một nửa não tại một thời điểm nhất định giống loài cá voi và cá heo, hay thậm chí có thể bỏ qua giấc ngủ trong thời gian dài như chuột ENU (1 loại chuột chuyển gen). Công nghệ này hiện cũng đang được một vài nước phát triển, đây rất có thể sẽ là một bước đột phá mới trong việc kiểm soát "đồng hồ sinh học" của loài người.
6. Giao tiếp như máy móc
Câu chuyện như trong các bộ phim viễn tưởng sắp sửa thành hiện thực, khi những con chip công nghệ cao có thể cấy ghép vào trong cơ thể binh sĩ. Điều này giúp cho người lính có thể liên lạc với nhau mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nào, điều khiển được máy móc thông qua ý nghĩ,...
Tuy nhiên, công nghệ này tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm, bởi nó có thể bị tấn công bởi các hacker. Nếu cả một đội quân bị chiếm quyền kiểm soát thì không biết hậu quả sẽ như thế nào, đặc biệt khi nắm giữ nó là các phần tử khủng bố.
7. "Trang phục" hỗ trợ
Đây thực sự là một khía cạnh khác của "Bước chạy và nhảy mạnh mẽ", các binh sĩ sẽ được trang bị những trang phục hỗ trợ, tương tư như những bộ giáp. Chỉ có điều chúng không chống được đạn, mà chỉ hỗ trợ chuyển động cho người mặc.
Cụ thể, như khi chạy, khuân vác,... các "trang phục" này sẽ sinh ra lực hỗ trợ, giúp công việc hay việc di chuyển nhẹ nhàng hơn hoặc thậm chí là không tốn chút sức lực nào. Vấn đề hiện tại của loại "trang phục" hỗ trợ này là khả năng bảo dưỡng và chi phí sản xuất.
8. "Bích hổ du tường"
Khả năng đu bám, vượt chướng ngại vật cũng hết sức quan trọng đối với người lính. Một số loại giày và bao tay hiện đang hỗ trợ khả năng này. Giúp binh sĩ có khả năng tương tự như tắc kè, để bám vào các bề mặt ở mức độ phân tử.
Với dự án "Z-Man", găng tay và giày leo núi đặc biệt sẽ giúp người lính dễ dàng leo lên những khối đá cao, chướng ngại vật lớn mà không cần thêm thiết bị hỗ trợ. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra đột phá thực sự khi có thể hỗ trợ một người đàn ông nặng 200 pound (90,7 kg) dễ dàng di chuyển trên tường.