Triều Tiên ứng phó thế nào với tên lửa rơi xuống biển

Chủ Nhật, 09/07/2017 10:36

|

(CAO) Trong năm 2017, Triều Tiên đã phóng 11 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm trung; đa số đều rơi xuống phía đông của bán đảo. Câu hỏi đang được đặt ra 'tên lửa sau khi phóng sẽ ra sao?', 'chúng có ảnh hưởng đến môi trường hoặc tàu thuyền?'.

Tổng thể các tên lửa của Triểu Tiên được phóng ra có độ dài khoảng 15 m, các mảng vỡ sẽ nằm rải tác trên đại dương và chìm xuống đáy. "Mỗi mảnh vỡ rơi vào đại dương như một hạt cát ném xuống sông Hàn', Giáo sư Roh Tae-seong - Đại học Inha (Hàn Quốc) nói.

Theo nhà phân tích Chae Yeong-seok - Viện Nghiên cứu Vũ trụ Hàn Quốc, tên lửa tiếp nước chả khác gì 'lao đầu vào tường bê tông', các bộ phận của chúng sẽ vỡ từng mảnh. Hãng tin AP thì cho rằng, tên lửa Triều Tiên được phóng tại các điểm khác nhau nên chúng sẽ đáp ở nhiều vị trí và rất khó để có mảng vỡ tên lửa gần nhau.

Đối với trường hợp mảnh vỡ của tên lửa lớn như Unha-3 (được phòng năm 2013) có chiều dài tới 30 m hoặc Triều Tiên phóng tên lửa mới, thiết bị đáng ngờ thì Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản sẽ điều động tàu trục vớt. Còn lại, đa phần Hàn Quốc, Mỹ và Triều Tiên đều không trục vớt mảng vỡ tên lửa, bởi việc này tốn thời gian và kinh phí lớn nhưng không đem lại hiệu quả.

Ngoài ra, quân sự Triều Tiên không hề che giấu bí mật về tên lửa của nước này, bởi các thiết bị chủ yêu thuộc dòng Scud - Liên Xô; tên lửa quen thuộc của các nước phương Tây.

Tên lửa được Triều Tiên phóng sẽ không sử dụng đầu đạn nên loại bỏ khả năng tàu nổ tung vì trúng tên lửa. Nước này sẽ thông báo vùng biển nguy hiểm nến tên lửa phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Nhưng thực tế, nước này không báo trước khi phóng tên lửa.

Mặc dù tên lửa sử dụng nhiên liệu thể rắn và độc hại cho môi trường, nhưng theo các chuyên gia, mỗi quả tên lửa khi rơi đã đốt sạch nhiên liệu và chất độc sót lại sẽ được nước biển trung hoà.

Bình luận (0)

Lên đầu trang