(CAO) Hôm 9-12, BBC đưa tin tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên lịch họp với các tổ chức công đoàn và người lao động trong bối cảnh bạo động ở Paris và các thành phố khác vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”.
Phòng trào “áo khoác vàng” bùng nổ những tuần qua trong khi Macron chuẩn bị có bài phát biểu trên truyền hình, được dự đoán sẽ là thông báo chính thức về những biện pháp đáp trả của chính phủ.
4 tuần trôi qua, biểu tình bạo lực chống lại việc tăng thuế nhiên liệu, giá cả sinh hoạt và cả những vấn đề khác như cải tổ giáo dục đang nhấn chìm nước Pháp vào làn sóng chia rẽ.
Có khoảng 136.000 người biểu tình của phong trào “áo khoác vàng” xuống đường vào thứ bảy tuần qua 8-12. Khoảng 1200 người hiện đang bị bắt giữ.
Paris là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với kính cửa sổ của các toà nhà bị đập phá, xe bị đốt. Tại đây khoảng 10.000 người tham gia biểu tình.
BBC dẫn lời Bộ trưởng Bộ tài chính Bruno Le Maire nhận định các đợt biểu tình đã trở thành “thảm hoạ cho kinh doanh”.
Tổng thống Pháp Macron đang đối mặt với sức ép từ dư luận do những chính sách xa rời thực tế của ông - Ảnh: EPA
Trước sức ép của dư luận, vào khoảng 13h ngày thứ hai 10-12 (giờ VN), ông Macron sẽ gặp đại diện của 5 tổ chức công đoàn lớn nhất và 3 tổ chức của người lao động cũng như đại diện của các quan chức địa phương.
Tuy nhiên phong trào “áo khoác vàng” là một phong trào tự phát, không có lãnh đạo. Các tổ chức công đoàn đứng ra làm cầu nối để chính quyền Macron lắng nghe tâm tư của họ. Tờ Le Figaro cho biết thủ tướng Édouard Philippe và 9 bộ trưởng cũng sẽ tham dự của họp của Macron.
Ông Macron sẽ có bài phát biểu vào lúc 20h cùng ngày. Một số người biểu tình đã kêu gọi ông từ chức với cáo buộc ông là chính trị gia của người giàu, không chịu lắng nghe những khó khăn của quản đại quần chúng.
Tuần trước chính phủ Pháp đã có những bước đi nhân nhượng như hoãn việc tăng thuế nhiên liệu. Tuy nhiên phong trào biểu tình vẫn chưa nguôi giận vì đây chỉ là một trong số hơn 100 đề xuất của họ. Tâm điểm của đợt biểu tình là giá dầu Diesel đã tăng khoản 23% chỉ trong vòng 1 năm qua trong khi Macron dự định tăng thuế tiếp lên loại nhiên liệu này khiến nhiều người, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn vốn đồng lương ít ỏi, sống chật vật với chi phí sinh hoạt hằng ngày nổi giận.
Một chiếc xe bị đốt cháy trong đợt bạo động ngày 8-12 - Ảnh: AFP Trong khi đó Macron cho rằng việc tăng thuế cao đánh vào nhiên liệu hoá thạch là cần thiết để tạo quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Giọt nước tràn ly giữa những người sống ở diện cận nghèo với một Macron ‘của kẻ giàu” khi làm chính sách khiến bạo động bùng nổ.
Ngoài “uất ức” về thuế nhiên liệu, người biểu tình còn đòi tăng lương, giảm thuế, hạ chuẩn yêu cầu để người dân có thể bước vào ngưỡng cửa đại học.
(CAO) Theo RT ngày 9-12 đưa tin, khoảng hơn hơn 125.000 người đã tham gia vào cuộc biểu tình ngày hôm qua trên toàn nước Pháp.