Mỹ cân nhắc dừng "đáp trả hạt nhân", Nga lập tức phản đối

Thứ Sáu, 29/03/2019 14:08  | Trương Lâm

|

(CAO) Theo RT ngày 29-3 đưa tin, một quan chức Lầu Năm Góc đã nói rằng việc "đáp trả hạt nhân" sẽ bị loại bỏ vì nó khiến các đồng minh cảm thấy khả năng bảo vệ của Mỹ đối với họ là không cao.

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân ngay lần bị đối phương tấn công đầu tiên dù chỉ với vũ khí thông thường. Trước đây, Mỹ đã cam kết, chỉ tấn công đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu bị một quốc gia nào đó tấn công bằng vũ khí hạt nhân trước.

Lầu Năm Góc tuyên bố dừng khả năng "đáp trả hạt nhân"

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng David Trạchtenberg nói trong bài phát biểu tại buổi điều trần của thượng viện hôm 28-3 rằng: "Việc bỏ khả năng 'đáp trả hạt nhân' sẽ khiến Mỹ chủ động hơn khi bị tấn công. Nó còn làm chúng ta không tạo được cảm giác an toàn cho các đồng minh, nhất là trong các hoàn cảnh nhạy cảm. Thậm chí, nó có thể khiến các quốc gia đồng minh tự trang bị vũ khí hạt nhân để tự vệ".

Điều khoản này thể hiện một sự thay đổi lớn từ học thuyết hạt nhân trước đó của Washington và đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ Moscow. Phía Nga cho rằng động thái này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Và làm tăng thêm kho vũ khí hạt nhân vốn được đánh giá là đồ sộ của Mỹ.

Theo một số chuyên gia, Mỹ đang nghiên cứu và giao cho nhà máy Pantex ở bang Texas, để sản xuất các qua bom và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ khoảng 5 kiloton TNT. Loại tên lửa này có thể được phóng từ tàu ngầm hoặc trang bị trên máy bay ném bom hạng nặng B-21 Raider, giúp cho một cuộc tấn công "phủ đầu" bằng vũ khí hạt nhân trở nên hiệu quả nhất có thể.

Máy bay ném bom B-1B Lancer có khả năng mang vũ khí hạt nhân - Ảnh: RT

Trong khi đó, phía Nga vẫn giữ quan điểm "đáp trả hạt nhân", tức là vũ khí hạt nhân chỉ được sử dụng khi đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc khi chủ quyền của Nga bị đe dọa nghiêm trọng.

Mỹ cũng tuyên bố sẽ nâng cấp khả năng "răn đe hạt nhân" bằng cách cải tạo 150 quả bom hạt nhân B61 nằm rải rác trên bốn đồng minh như: Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào việc không phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung, khi hủy bỏ Hiệp ước hạt nhân tầm trung từ thời Chiến tranh Lạnh (INF) vì cho rằng Nga đã phát triển một loại tên lửa vi phạm các điều khoản. Phía Nga đã phủ nhận cáo buộc và yêu cầu Mỹ đưa ra bằng chứng cụ thể.

Bình luận (0)

Lên đầu trang