Siêu vũ khí của Trung Quốc "lộ hàng"

Thứ Hai, 03/08/2015 15:34  | Minh Phương

|

(CAO) Trong suốt lịch sử của mình, Không lực của quân đội Trung Quốc (PLAAF) luôn tụt sau các chương trình trên không so với các cường quốc khác như Mỹ.

Nhưng hôm 1-8-2015, National Interest tiết lộ Trung Quốc có tham vọng sản xuất những chiến đấu cơ “thế hệ năm” thiết kế trong nước, có khả năng tương đương với các loại máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Nhiều quan chức và phi công Mỹ giờ nghi rằng người Trung Quốc đang sử dụng chiêu hack (xâm nhập mạng để đánh cắp thông tin) công nghệ của Mỹ để thêm vào các chương trình phát triển bản địa của họ.

Theo National Interest, Trung Quốc cũng đang tận dụng công nghệ sản xuất phụ gia (còn gọi là in-3D) để tăng tốc độ và hiệu quả trong sản xuất máy bay để cạnh tranh với Mỹ. Nghe nói loại máy bay Chim Ưng Đen J-20 cò thể hoạt động đầy đủ vào năm 2018, và một mẫu thứ hai gọi là J-31 Gyrfalcon sẽ hoàn tất vào năm 2020.

Nếu điều đó là đúng, các chiến đấu cơ thế hệ mới của Trung Quốc có thể có một tác động đáng kể đến khả năng phòng thủ cái mà họ coi là không phận chủ quyền của mình, hoặc để tăng cường khả năng tấn công từ trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh, đặc biệt chống lại Đài Loan.

Theo nhiều báo cáo, khoảng từ năm 1990 đến 1992, Trung Quốc đã mua 24 chiếc Su-27 Flanker từ Nga và thay đồi thiết kế đi một chút để biến nó thành chiến đấu cơ J-11 Flanker B+. Phản ứng lại việc này, Mỹ đã bán 150 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Việc mua lại máy bay Su-27 thế hệ bốn cho phép Không quân Trung Quốc bước vào giai đoạn hiện đại, và họ đã tăng nhiều khả năng từ đó. Năm 2010, một nửa phi đội chiến đấu của Không lực Trung Quốc vẫn chỉ gồm những máy bay kiểu sau những năm 1950 và loại MiG-19 Farmers của Liên Xô, nhưng khả năng phô diễn sức mạnh không quân của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong vòng năm năm.

Gần đây, Trung Quốc và Nga đã gần hoàn tất một hợp đồng chuyển nhượng 24 chiếc Su-35 Super Flankers của Nga, loại máy bay tiêm kích “thế hệ 4++” tiềm năng, bên cạnh sự tích hợp công nghệ thế hệ năm đã được Trung Quốc lên lịch trình.

Hiện nay, Không quân Trung Quốc dựa chủ yếu vào loại máy bay chiến đấu J-11. Tuy nhiên, mẫu này phần lớn vẫn chưa qua thử thách, trừ một một vụ việc xảy ra vào tháng 8-2014, trong đó một máy bay J-11 đã chặn một máy bay giám sát USN P-8A Poseidon ở cách đông đảo Hải Nam 135 hải lý.

Về những khả năng của loại máy bay “thế hệ năm”, từ năm 2008, Trung Quốc đã bắt tay vào thiết kế và sản xuất các khái niệm thế hệ năm, vừa để sử dụng vừa để bán ra toàn cầu. Hai công ty ở Trung Quốc cùng làm việc cho dự án này là Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Chengdu (J-20) và Tập đoàn Máy bay Shenyang (J-31).

Cả hai đều là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không quốc doanh AVIC. Có nhiều khả năng J-20 và J-31 sẽ bổ sung cho nhau khi tích hợp vào kho vũ khí của Không quân Trung Quốc. Máy bay J-20 dự kiến đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2018.

Do cả hai máy bay nều vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, nên khả năng chính xác của chúng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có suy đoán rằng J-20 sẽ cung cấp môt hệ thống tấn công tầm xa đạt tới bất kỳ nơi nào ở khu vực Tây Thái bình dương, và có khả năng tàng hình, loại đầu tiên như vậy ở Trung Quốc. J-31 có thể là một bổ sung mạnh cho J-20, tương tự như F-22 và F-35 của Mỹ.

Các quan chức Mỹ tin rằng J-31 sẽ ngay lập tức vượt các khả năng những chiến đấu cơ thế hệ bốn của Mỹ như F-15 Strike Eagle và F/A -18 Super Hornet và thậm chí có khả năng cạnh tranh với F-22 hay F-35. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm cả chất lượng phi công Trung Quốc, số lượng máy bay được sản xuất và độ tin cậy của radar cùng các thiết bị khác trên máy bay.

Bình luận (0)

Lên đầu trang