Giám sát cán bộ công chức
Để bước đầu thành công, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh được sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh. Nhiều dự án phục vụ cho chuyển đổi số được triển khai. Ngày 4/3/2022, UBND tỉnh Cà Mau có quyết định chủ trương đầu tư Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) với tổng kinh phí 28 tỷ đồng.
IOC là hệ thống hiển thị thông tin tập trung, là bộ phận cốt lõi trong triển khai Chính phủ số, Chính quyền số. Đây được xem là một trong những giải pháp trọng tâm hiện thực hóa, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia từ các cấp chính quyền địa phương tới các bộ, ngành Trung ương.
Dự án IOC đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đầu tư. Mục tiêu của việc triển khai IOC là cung cấp cho lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện về kết quả hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra, sự tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt (thứ 4 từ trái sang) chứng kiến Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp giai đoạn 2022 -2025 Đặc biệt, Cà Mau triển khai ứng dụng CaMau-G làm đại diện cho các hệ thống phần mềm Chính quyền điện tử của tỉnh. Mục đích là tập trung về một đầu mối cài đặt một lần để sử dụng nhiều dịch vụ số, hướng tới phục vụ đa dạng người dùng, tăng trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp trên môi trường số. Ứng dụng có thể tải sử dụng trên hai nền tảng di động IOS và Android. Đồng thời tích hợp ứng dụng phản ánh hiện trường vào CaMau-G nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khách du lịch phản ánh khi nhận thấy những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng phản ánh hiện trường có thể tiếp cận nhanh chóng thông tin phản ánh của người dân, kịp thời đưa ra các phương án xử lý. Từ đó giúp phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng chất lượng phục vụ người dân.
Trong 8 tháng năm 2022, có 2.191 lượt cài đặt ứng dụng CaMau-G, luỹ kế đến nay có 4.950 lượt cài đặt. Cà Mau hiện có khoảng 142 phần mềm, hệ thống thông tin đang được sử dụng và khai thác tại các cơ quan, đơn vị nhà nước. Ứng dụng, dịch vụ phục vụ chính quyền và người dân đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) trên 650 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Triển khai chữ ký số chuyên dùng cho 1.316 cơ quan Đảng và Nhà nước. Cấp 11.000 tài khoản hộp thư điện tử cho các cơ quan, đơn vị…
Cải thiện môi trường đầu tư
Tại các cuộc họp Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, ông Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh cho rằng, tỉnh tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư. Phát triển phần mềm, doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm nâng cao năng suất lao động, thực hiện cải cách, đặc biệt là cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản trị công, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và Chỉ số năng lực cạnh tranh.
Cà Mau triển khai ứng dụng CaMau-G làm đại diện cho các hệ thống phần mềm Chính quyền điện tử của tỉnh Trước mắt, tỉnh Cà Mau đưa ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, được cụ thể hoá tại Ðề án Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, theo Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Với việc mạnh dạn áp dụng những giải pháp công nghệ thông tin vào thực thi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) như: áp dụng các loại giấy tờ, phiếu tiếp nhận hồ sơ có gắn mã QR, vận hành có hiệu quả các kênh truyền thông trong hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính như Zalo hành chính công. (với gần 140.000 người dân Cà Mau đã được kết nối và được tuyên truyền, cung cấp những thông tin hữu ích; giải đáp nhanh chóng những yêu cầu của người dân trong giải quyết TTHC, hỗ trợ tương tác nộp hồ sơ trực tuyến...), Tổng đài hỗ trợ hành chính công tự động 19009496, Tổng đài giải đáp thắc mắc trực tiếp 1022... đã giúp cho việc kết nối và khai thác các dịch vụ, phục vụ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hết sức thuận lợi trong thực hiện, tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC.
Việc giải quyết trong lĩnh vực thủ tục hành chính được ứng dụng công nghệ thông tin và xử lý trên môi trường mạng đã góp phần giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh tập trung vào các giải pháp: rút ngắn chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp; nâng cao chất lượng quản lý hành chính đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ khởi nghiệp; tăng cường kiểm soát nhũng nhiễu; đẩy mạnh các giao dịch trực tuyến.
Tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Đồng thời, tập trung thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao; đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định, tất cả thực hiện với mục tiêu chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là dễ dàng, thiết thực. Từ đó, tạo nên cộng đồng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
(Còn tiếp...)