(CAO) Những năm qua, nhiều người dân nuôi dê ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, hầu hết đàn dê của người dân chăn nuôi thường xuyên bị bắt trộm.
Hiện nay, xã Tam Quang có hơn 10 hộ chăn nuôi dê, mỗi hộ nuôi từ 40-50 con, có lúc các người dân nuôi đến 70 con.
Ông Phan Văn Việt (60 tuổi), trú thôn An Hải Đông người nuôi dê cho biết: “Nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi, đầu tư chăn nuôi dê không cần nhiều vốn, không tốn nhiều công, con dê dễ nuôi, ít bệnh tật, nguồn tiêu thụ và giá bán sản phẩm luôn ổn định ở mức cao. Với đàn dê từ 40-50 con, mỗi hộ có thể thu lãi hàng năm trên 40 triệu đồng”.
Ông Phan Văn Việt thời gian gần đây mất ngủ, lo lắng nạn trộm dê
Từ năm 2010 đến nay, việc mất trộm dê diễn ra thường xuyên hơn, số lượng dê bị mất tăng lên cao hơn và chủ yếu là dê đực trưởng thành.
Anh Trần Sơn Hà (43 tuổi), trú thôn Xuân Trung người bị mất dê cho biết: “Hồi trước tôi có đàn dê hơn 50 con. Đến năm 2008, đàn dê của tôi bắt đầu bị mất trộm. Sau thời gian dài, có con dê đực nào chuẩn bị bán thịt thì bị bọn trộm mất. Sự việc liên tục trong vài năm, số dê bị mất của tôi lên đến hơn ba chục con”.
Chị Trần Thị Sương (47 tuổi) ở cạnh đấy cũng liên tục bị mất dê, ban đầu mất dê non, sau đó mất toàn dê đực trưởng thành. Không chỉ có hai người dân nói trên mà những người dân khác chăn nuôi dê khác trong xã như: ông Việt, ông Trần Duy Lý (thôn Trung Toàn), ông Năm Rân (thôn Xuân Trung),… cũng lâm vào tình cảnh mất dê tương tự.
Chị Trần Thị Sương nhiều lần bị ông X. chiếm đạt dê đem đi bán
Ông Lý tâm sự, đàn dê của ông có lúc cao điểm nhất 60 con, trong suốt 3 năm liền, các dê cái vẫn đẻ nhưng ông không bán được con dê nào vì bị bắt trộm.
Ông Trần Duy Lý nhiều lần có ý nghỉ bỏ nghề nuôi dê, vì nạn trộm dê xảy ra thường xuyên
Qua trò chuyện chúng tôi được nhiều hộ nuôi dê cho biết, một người trong xã tên X. chính là thủ phạm của hàng loạt vụ trộm dê. Gần đây đã xảy ra 2 vụ trộm khiến các hộ nuôi dê khẳng định ông X là kẻ trộm dê của họ.
Khoảng 18 giờ, ngày 26-8-2014, chị Trần Thị Sa (44 tuổi), trú thôn Xuân Trung trong lúc đi rừng hái củi nghe tiếng dê kêu rống bất thường liền chạy đến chỗ dê phát ra tiếng kêu để kiểm tra. Vừa đến nơi, chị Sa nhìn thấy ông X. mặc bộ quần áo bộ đội đứng gần bụi cậy rậm rạp, cạnh đó là một con dê đực lớn bị trói chân.
Tuy nhiên, khi chị Sương tới nơi thì ông X. đã bỏ chạy mất. Sau đó, sự việc được Công an xã Tam Quang tiếp nhận rồi chuyển lên Công an huyện xử lý nhưng ông X. không thừa nhận bắt dê chị Sương, lại không có chứng cứ đầy đủ nên ông X. không bị xử lý.
Các người dân mất dê đã làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng
Ngoài ra, nhiều lần, chị Sương trình báo sự việc lên Công an huyện Núi Thành về ông X có hành vi thừa nhận có bán dê nhưng cho rằng con dê đi lạc vào chuồng dê của ông nên ông có quyền bán.
Sau nhiều lần mời làm việc nhưng ông X. không đến, cuối cùng Công an huyện xử phạt hành chính và buộc ông X. cùng con rể bồi thường cho chị Sương 5.325.000 đồng.
Tuy nhiên, nhiều người dân nuôi dê vẫn ấm ức vì ông X. chỉ bị xử lý hành chính. Kể từ khi ông X. bị xử lý hành chính, các hộ không còn bị mất dê nữa. Theo các người dân nuôi dê, ông X. Là kẻ trộm nhưng không bị xử lý thích đáng nên khi có thời cơ ông ta sẽ tiếp tục hành vi này.
Qua trao đổi với ông Nguyễn Hòa, Trưởng Công an xã Tam Quang cho biết. Tình trạng mất dê xảy ra thời gian vài năm này, đúng như người dân phản ánh nhưng do không bắt được quả tang kẻ trộm nên việc xử lý hết sức khó khăn. Nếu tình hình mất dễ xảy thường xuyên mất trộm dê ở xã Tam Quang thì dẫn đến nhiều người dân nuôi dê thua lỗ nặng, và có khi phải chuyển nghề khác.