Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu vì chiến sự ở Ukraine

Thứ Năm, 26/05/2022 14:20  | Anh Duy

|

(CAO) Hôm 26-5, BBC dẫn lời người đứng đầu Ngân hàng Thế giới - David Malpass đã cảnh báo rằng cuộc chiến ở Ukraine hiện nay có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu khi giá lương thực, năng lượng và phân bón tăng vọt.

David Malpass nói tại một sự kiện kinh doanh của Mỹ rằng rất khó để "xem làm thế nào chúng ta tránh được một cuộc suy thoái".

Ông cũng cho biết một loạt các đợt phong toả chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc đang làm tăng thêm lo ngại về tình trạng suy thoái.

Những bình luận của ông là lời cảnh báo mới nhất về nguy cơ gia tăng mà nền kinh tế thế giới có thể phải đối mặt.

Ông Malpass nói: “Khi chúng ta nhìn vào GDP toàn cầu ... thật khó để biết cách chúng ta tránh suy thoái kinh tế như thế nào” - ông Malpass nói, mà không đưa ra dự báo cụ thể.

Ông nói thêm: “Ý tưởng về việc giá năng lượng tăng gấp đôi là đủ để kích hoạt suy thoái kinh tế”.

Tháng trước, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm nay gần một điểm phần trăm, xuống còn 3,2%.

GDP, hay Tổng sản phẩm quốc nội, là thước đo tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong những cách quan trọng nhất để đo lường mức độ hoạt động tốt hay xấu của một nền kinh tế và được các nhà kinh tế và các ngân hàng trung ương theo dõi chặt chẽ.

Nó giúp các doanh nghiệp phán đoán khi nào cần mở rộng và tuyển dụng thêm lao động hay đầu tư ít hơn và cắt giảm nhân lực của họ.

Các chính phủ cũng sử dụng nó để hướng dẫn các quyết định về mọi thứ từ thuế và chi tiêu. Nó là thước đo quan trọng, cùng với lạm phát, đối với các ngân hàng trung ương khi cân nhắc việc tăng hay giảm lãi suất.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu - Ảnh: BBC

Ông Malpass cũng cho rằng nhiều nước châu Âu vẫn còn quá phụ thuộc vào Nga về dầu khí.

Đó là ngay cả khi các quốc gia phương Tây đẩy mạnh kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Ông cũng nói rằng động thái cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga có thể gây ra "sự tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể" trong khu vực.

Ông cho biết giá năng lượng cao hơn đang đè nặng lên Đức, nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ tư trên thế giới.

Ông Malpass cho biết các nước đang phát triển cũng đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu phân bón, lương thực và năng lượng.

Malpass cũng nêu lên lo ngại về tình trạng đóng cửa ở một số thành phố lớn của Trung Quốc - bao gồm trung tâm tài chính, sản xuất và vận chuyển Thượng Hải - mà theo ông là "vẫn có những tác động phân nhánh hoặc suy giảm đối với thế giới".

Trước đó, Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đợt đóng cửa gần đây nhất so với khi bắt đầu đại dịch vào năm 2020.

Ông cũng kêu gọi các quan chức hành động nhiều hơn nữa để khởi động lại các nhà máy sau khi ngừng hoạt động.

"Tiến độ không đạt yêu cầu", ông Cường nói. "Một số tỉnh báo cáo rằng chỉ có 30% doanh nghiệp đã mở cửa trở lại ... tỷ lệ này phải được nâng lên 80% trong một thời gian ngắn".

Việc đóng cửa toàn bộ hoặc một phần đã được áp dụng tại hàng chục thành phố của Trung Quốc vào tháng 3 và tháng 4, bao gồm cả việc đóng cửa lâu dài ở Thượng Hải.

Các biện pháp này đã khiến hoạt động kinh tế trên cả nước giảm tốc đáng kể.

Trong những tuần gần đây, các số liệu chính thức đã chỉ ra rằng các bộ phận lớn của nền kinh tế đã bị ảnh hưởng, từ các nhà sản xuất đến các nhà bán lẻ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang