(CAO) Hôm 26-9, BBC đưa tin 5 nhân viên cứu hộ ở Philippines đã thiệt mạng trong một cơn bão khiến hàng triệu ngôi nhà bị ngập lụt và hàng triệu người không có điện.
Các nạn nhân bị cuốn trôi trong trận lũ quét khi đang thực hiện các chiến dịch ở quận San Miguel, phía bắc thủ đô Manila.
Quận này nằm trong số những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Noru, với một số cư dân được nhìn thấy mắc kẹt trên mái nhà của họ, trong khi những người khác lội qua vùng nước đầy rác thải cao đến ngực.
Cơn bão đã gây ra gió giật lên tới 240 km/h trên đảo Luzon, nơi có hơn một nửa dân số 110 triệu dân của đất nước sinh sống.
Noru, tên gọi địa phương là bão Karding, đổ bộ vào đất liền như một siêu bão, nhưng sau đó suy yếu vào lúc 20h20 giờ địa phương vào ngày 25-9.
Tại San Vincente, một ngôi làng ở San Miguel, người ta thấy một người đàn ông đang cố gạt nước ra khỏi cửa nhà trong vô vọng.
Một người khác, đứng trên sân thượng của nhà kêu gào".
Lũ lụt trong làng đạt đỉnh vào khoảng 4h00 sáng và nước được cho là đang rút.
Hơn 74.000 người đã phải sơ tán khỏi đường đi của bão, và các quan chức trước đó đã đưa ra cảnh báo về "lũ lụt nghiêm trọng" ở các khu vực của thủ đô Manila.
Những tuyến phố ngập nước ở Philippines khi bão Noru quét qua - Ảnh: BBC
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã ra lệnh cung cấp thực phẩm bằng máy bay và thiết bị dọn dẹp cho các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tại tỉnh Quezon, phía đông Manila, các ngư dân trước đó đã bị ngăn cản ra khơi, và có báo cáo về việc một số khu vực bị mất điện.
Các chuyến bay và dịch vụ phà đã bị hủy bỏ. Tại Luzon, Tổng thống Marcos đã đình chỉ mọi công việc của chính phủ và các lớp học ở trường cũng bị hủy bỏ.
Tại đô thị Dingalan, phía đông bắc Manila trên bờ biển Thái Bình Dương, người dân buộc phải tìm nơi trú ẩn.
Giao dịch trên sàn chứng khoán của đất nước cũng sẽ bị đình chỉ vào ngày 26-9 và ông Marcos cảnh báo rằng Bộ năng lượng đã đặt trong tình trạng báo động cao.
Cơn bão đã gây ra nhiều thiệt hại cho đất nước - Ảnh: BBC
Dick Gordon, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Philippines, cho biết hàng nghìn tình nguyện viên đang theo dõi mực nước sông, cầu và núi xem có sạt lở đất có thể cản trở nỗ lực cứu hộ hay không.
Ông nói, thông tin sẽ rất quan trọng trong việc tìm kiếm sự trợ giúp đến những nơi cần thiết.