Vì sao Mỹ giết tướng Soleimani, điều gì có thể xảy ra tiếp theo?

Thứ Sáu, 03/01/2020 19:30  | Anh Duy

|

​(CAO) Việc ngày 3-1 Mỹ nã tên lửa vào đoàn xe chở tướng Soleimani, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran ở sân bay quốc tế Baghdad (Iraq) khiến ông thiệt mạng đã đẩy khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Iran lên nấc thang mới, có nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Các đòn trả đũa của hai bên nhắm vào nhau đã được dự báo từ trước. Động thái của Mỹ cũng khiến tương lai về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq bị đặt nghi vấn lớn. Chiến lược của Trump ở khu vực Trung Đông sẽ bị thử thách khốc liệt.

Philip Gordon, điều phối viên của Nhà Trắng ở khu vực Trung Đông và Vịnh Ba Tư dưới thời Obama nhận định việc giết tướng Iran chính là lời ‘tuyên chiến” của Mỹ chống lại nhà nước Hồi giáo.

Đội đặc nhiệm Quds là chi nhánh của lực lượng an ninh Iraq cầm trịch các chiến dịch tiến hành ở nước ngoài. Từ nhiều năm nay, dù ở Li-băng, Iraq, Syria hoặc ở bất cứ đâu, tướng Soleimani đóng vai trò là nhân vật chủ mưu trong việc tăng cường và mở rộng ảnh hưởng của Iran thông qua các chiến dịch tấn công hoặc củng cố mối quan hệ đồng minh trong khu vực.

Tướng Soleimani - Ảnh: Reuters

Với Washington, vị tướng này là đối thủ không đội trời chung, đứng sau các chiến dịch gây ra nhiều cái chết cho những công dân Mỹ. Soleimani là người đứng đầu bên phía Iran chiến đấu chống lại các chiến dịch ở hải ngoại và các lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên nước này.

Điều đó khiến Soleimani trở thành mục tiêu bị chính quyền Mỹ tầm diệt.

Căng thẳng bùng lên đỉnh điểm như hôm nay diễn ra thế nào?

Trước đó một loạt tên lửa tầm thấp đã nã vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq bị Washington xem là do Iran chủ mưu đằng sau. Tên lửa khiến 1 nhân viên nhà thầu dân sự Mỹ thiệt mạng. Việc 1 công dân Mỹ chết đã vượt qua “lằn ranh đỏ” của Washington đưa ra.

Từ khi Mỹ đơn phương rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015 đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran, căng thẳng giữa hai nước dần leo thang. Trong năm 2019, Mỹ cáo buộc Iran tấn công các tàu dầu đi qua Vùng Vịnh, bắn rơi một thiết bị bay không người lái của Mỹ đồng thời tấn công vào một cơ sở lọc dầu của Ả Rập Saudi. Tuy nhiên tất cả những hành động đó không dẫn đến màn đáp trả trực tiếp của Mỹ.

Sau vụ việc lực lượng quân đội Mỹ có thể bị đặt vào tầm ngắm trả đũa - Ảnh: Reuters

Lầu Năm Góc giải thích cho việc giết tướng Soleimani không phải chỉ vì những hành động trong quá khứ của ông mà còn nhấn mạnh đến vụ không kích gần đây. Cơ quan này cho biết: “Các kế hoạch tiến triển nhằm tấn công các nhân viên ngoại giao và nhân viên nhà thầu dân sự Mỹ ở Iraq và trên bình diện khu vực của Iran đã dẫn đến quyết định trên”.

Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?

Đó vẫn còn là một câu hỏi lớn. Chính quyền Trump hy vọng việc giết tướng Iran là “mũi tên nhắm vào 2 con nhạn”: Một là dằn mặt Iran đồng thời chứng minh cho các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông như Ả Rập Saudi và Israel rằng tính răn đe của Mỹ vẫn còn.

Sau vụ việc, 5000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Iraq có khả năng bị đưa vào tầm ngắm thông qua các vụ tấn công trực tiếp từ Iran hoặc từ các cuộc chiến uỷ nhiệm có sự tham gia của Iran trong khu vực.

Căng thẳng sẽ ngày càng tăng cao ở Vùng Vịnh trong thời gian tới đẩy giá dầu tăng cao thêm.

Để đối phó, Mỹ và các nước đồng minh đã đưa ra những biện pháp đáp trả. Mỹ để lại lực lượng quân sự nhỏ để bảo vệ sứ quán ở Baghdad đồng thời có kế hoạch gia tăng lực lượng binh sĩ ở khu vực nhanh chóng nếu cần thiết.

Chưa rõ Iran sẽ đáp trả thế nào. Mỹ sau vụ việc đã cảnh báo công dân cần rời khỏi Iraq ngay lập tức.

Mỹ tiêu diệt vị tướng khét tiếng của Iran: Căng thẳng 2 nước lên cực điểm
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang