Tuyến đường có quy mô hoành tráng
Dự án ĐT xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài hơn 76km, đi qua 4 địa phương: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, được phân chia làm 8 DATP, mỗi tỉnh, thành phố thực hiện 2 DA gồm GPMB và xây lắp. Theo kế hoạch, đường Vành đai 3 TPHCM sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, DA được ĐT quy mô 8 làn xe cao tốc, cấp đường ôtô cao tốc 100km/giờ, đường song hành 2 bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ôtô đô thị 60km/giờ. Giai đoạn phân kỳ, DA được ĐT quy mô 4 làn xe cao tốc, đường song hành 2 bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe). Sơ bộ tổng mức đầu tư DA là 75.378 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương và ngân sách các địa phương.
Ngày khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đối với địa bàn TPHCM, trong thời gian rất ngắn đã bàn giao mặt bằng để thi công đạt tới 87% (356 ha/410 ha), đây là cột mốc và kinh nghiệm quý để triển khai các DA khác. Kết quả này càng minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, lần đầu tiên giao cho địa phương quản lý 1 DA quy mô rất lớn, phức tạp, liên vùng, nhưng với quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chung sức đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, DA đã đạt được thành công bước đầu, rất đáng khích lệ, trân trọng.
Đường Vành đai 3 TPHCM giúp tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội vùng và bảo đảm an ninh - quốc phòng
Có thể khẳng định một lần nữa, đường Vành đai 3 TPHCM đóng vai trò liên kết vùng và kết nối GT đô thị nên việc XD, sớm đưa vào thông tuyến là góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ KV, phát triển KT-XH, kinh tế đô thị, tạo nguồn lực ĐT phát triển cho tương lai.
Anh Nguyễn Trần Văn (tài xế xe tải, ngụ Q.Bình Thạnh, TPHCM) hồ hởi cho biết: "Rất vui vì tuyến đường đã thi công, Vành đai 3 TPHCM sẽ tạo nên hệ thống mạng lưới GT huyết mạch, kết nối nhiều tỉnh, thành phố với nhau. Tuyến này nối liền cao tốc, đi lại rất thuận lợi, kết nối giữa TPHCM - Đồng Nai - Bình Dương - Long An rồi tỏa ra các vùng miền lân cận. Vành đai 3 TPHCM còn mang lại mạng lưới GT huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy giao thương giữa các tỉnh, thúc đẩy kinh tế toàn diện cho các vùng và là điểm sáng thu hút các nhà ĐT đến những DA liền kề. Với cánh lái xe vận tải hàng hóa như chúng tôi thì giải tỏa được ùn ứ, ách tắc GT là phấn khởi rồi".
UBND TPHCM khẳng định, đường Vành đai 3 TPHCM giữ vai trò liên kết vùng và kết nối GT đô thị, nên việc ĐT tuyến này góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ KV, phát triển KT-XH, kinh tế đô thị, tạo nguồn lực ĐT phát triển cho tương lai. Ngoài ra, khi tuyến này được đưa vào sử dụng sẽ bảo đảm kết nối thế trận KV phòng thủ của các địa phương lân cận và TPHCM.
Không những mang tầm quan trọng như trên, việc XD đường Vành đai 3 cũng nhằm rút ngắn thời gian đi lại từ TPHCM đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, các tỉnh Tây Nam Bộ, cho đến KV phía Bắc và ngược lại. Ngoài ra, việc hình thành đường Vành đai 3 TPHCM còn giúp kết nối các KĐT vệ tinh, những KCN tới vùng cốt lõi của KV Đông Nam Bộ; giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, mở ra hướng phát triển đô thị mới của TPHCM và các thành phố vệ tinh; tăng cường cơ hội, khả năng hợp tác ĐT giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, bên cạnh đó giúp phân luồng GT quá cảnh qua TPHCM.
Đặc biệt, đường Vành đai 3 TPHCM giúp giảm tải lưu lượng các loại ôtô tải, xe container ra vào các cảng hàng hóa, giảm ách tắc cũng như kéo giảm tai nạn GT là điều vô cùng quan trọng và thiết thực. Xây dựng tuyến này còn là cơ hội để nâng cao đời sống KT-XH của nhân dân TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Mô hình đường Vành đai 3 TPHCM đoạn trên cao qua TP.Thủ Đức
Thế trận phòng thủ, bảo đảm an ninh quốc gia
Đường Vành đai 3 TPHCM kết nối đồng bộ hệ thống GT với các khu kinh tế (KKT), KCN, cảng hàng không, cảng biển... Do đó, theo UBND TPHCM, để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới cần tiếp tục tập trung ĐT xây dựng các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa cao; trong đó việc ĐT xây dựng, hoàn thành DA quan trọng mang tầm quốc gia - đường Vành đai 3 TPHCM là hết sức cần thiết và cấp bách. Những lý do chủ yếu, như theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp thứ 67/141 nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ đứng thứ 7/12 quốc gia, đặc biệt các chỉ số về kết cấu hạ tầng đường bộ còn thấp. Do vậy, việc ĐT xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM nhằm góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của TPHCM mà còn của các tỉnh, thành liên quan trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và của cả nước nói chung.
Cũng nhìn nhận về tầm quan trọng, cấp thiết mà đường Vành đai 3 TPHCM đang được triển khai XD, UBND TPHCM cho rằng với tính chất là tuyến cao tốc đô thị, đường Vành đai 3 TPHCM sẽ góp phần củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN), phục vụ tốt chiến lược XD, bảo vệ Tổ quốc; nâng cao tính cơ động khi cần huy động nguồn lực, phương án tác chiến bảo đảm QP-AN quốc gia.
Về chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2021 - 2030), 1 trong 3 đột phá chiến lược là "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống GT và hạ tầng đô thị lớn", với mục tiêu "Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc" và "Kết nối đồng bộ hệ thống GT với các KKT, KCN, cảng hàng không, cảng biển". Do đó, để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới TPHCM cần tập trung ĐT xây dựng các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa cao, trong đó có việc XD hoàn thành DA quan trọng quốc gia đường Vành đai 3 TPHCM.
Sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đường Vành đai 3 TPHCM để giảm áp lực quá tải các tuyến xung quanh
Theo UBND TPHCM, vẫn còn xảy ra tình trạng quá tải, ùn ứ, mất an toàn GT, nhất là ôtô tải, xe container ra vào KV cảng ở TP.Thủ Đức (TPHCM) dày đặc như hiện nay, hay tình trạng quá tải GT ở các đường hiện hữu Khu Nam, khu Q4, Q7, huyện Nhà Bè... vào giờ cao điểm. Ngoài các tuyến gần KV cảng, kho hàng hóa, ngay cả tuyến Quốc lộ (QL) hướng tâm, như QL22, QL13, QL1A cũng lâm cảnh tương tự, đặc biệt vào khung giờ cao điểm ở các cửa ngõ của TPHCM, chưa kể thời gian tới, khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành khai thác (giai đoạn 1) năm 2025 với công suất 25 triệu hành khách/năm, Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đầu tư nâng cấp để khai thác với công suất 50 triệu hành khách/năm vào 2024..., kết hợp với việc gia tăng dân số cơ học của TPHCM và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hệ thống hạ tầng GT đang quá tải, nguy cơ cao về ùn tắc. Do đó, việc XD hoàn thành đường Vành đai 3 TPHCM có năng lực thông hành lớn, tốc độ cao, an toàn sẽ góp phần giảm áp lực đối với khu vực nội đô, hạn chế tình trạng ách tắc GT, giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường TPHCM và KV.
(Còn tiếp...)
(CATP) Sự kiện quan trọng vừa diễn ra vào sáng 18/6/2023 tại TPHCM: Lễ khởi công xây dựng (XD) Dự án (DA) đường Vành đai 3 TPHCM đã biến ước mơ của hàng chục triệu người dân TPHCM và các vùng lân cận thành hiện thực.