Toạ đàm ‘Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong giai đoạn hiện nay’

Thứ Ba, 24/10/2017 10:41  | Mai Loan

|

(CAO) Sáng 24-10, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Sở Thông tin và truyền thông TP và Hội Nhà báo TP phối hợp tổ chức tạo đàm “Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong giai đoạn hiện nay”.

Tham dự buổi tọa đàm có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thân Thị Thư cùng lãnh đạo sở, ngành TP và lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương, báo chí TP.

Quang cảnh buổi toạ đàm

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Mã Diệu Cương, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM nhấn mạnh: thời gian qua báo chí TP đã trở thành kênh thông tin quan trọng giúp lãnh đạo TP kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề nghị của các tầng lớp nhân dân để phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ và chính quyền TP. Báo chí cũng góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển, hội nhập của TP, góp phần đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực theo tinh thần “Nhân cái đẹp dẹp cái xấu”. Ông Mã Diệu Cương cũng nhấn mạnh, buổi tọa đàm được tổ chức nhằm trao đổi một số nội dung về đạo đức của người làm báo giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí, Hội Nhà báo TP và đại diện lãnh đạo các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay; đồng thời khẳng định đạo đức nghề nghiệp là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí.

Thông qua buổi tọa đàm, sẽ giúp đội ngũ người làm báo có điều kiện trao đổi về giữ gìn đạo đức của người làm báo; nâng cao nhận thức cho phóng viên, biên tập viên, hình thành cơ chế tự điều chỉnh trong việc thực hiện các quy phạm đạo đức nghề báo hướng đến một nền báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có uy tín, tạo sự tin cậy của bạn đọc. Tọa đàm tập trung thảo luận về nhận thức về vai trò đạo đức nhà báo khi thông tin những sự việc xã hội quan tâm, đạo đức nghề nghiệp, những bất cập trong thực thi quy định nhà báo, xây dựng quy chuẩn đạo đức nhà báo trong thời đại ngày nay...

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; việc xây dựng các quy chuẩn đạo đức của người làm báo trong bối cảnh phát triển của các loại hình truyền thông mới, nhất là truyền thông xã hội hiện nay; vai trò của các cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và tổ chức hội nghề nghiệp của nhà báo TP trong việc thúc đẩy thực thi đạo đức nghề nghiệp của người làm báo…

Mở đầu buổi tọa đàm, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân TPHCM tham luận nêu rõ: trong xã hội hiện nay nghề nào cũng chịu áp lực, nhưng nghề báo chịu áp lực nhiều hơn bởi công việc đòi hỏi phải có sản phẩm đảm bảo chất lượng và tính thời sự . Để có sản phẩm báo chí hay, đúng, nhanh, người làm nghề báo phải có kiến thức, tầm nhìn, lăn lộn với thực tiễn, giỏi về nghề vụ và có cái tâm trong sáng, biết vì lợi ích đất nước, nhân. Chính vì thế, đạo đức nghề nghiệp người làm báo không chỉ giới hạn về phẩm chất, lối sống cá nhân, mối quan hệ với đồng nghiệp, con người trong phạm vi hẹp mà được xem xét trong mối liên quan đến lợi ích cách mạng, Tổ quốc, nhân dân.

Trong bài tham luận Đại tá Trần Trọng Dũng, TBT báo CATP với chủ đề "Vai trò gương mẫu của lãnh đạo cơ quan báo chí trong việc thực thi đạo Đức báo chí" theo đại tá Dũng sự gương mẫu thực hiện đạo đức báo chí của người lãnh đạo có nhiều thể hiện vì bản thân phạm trù về đạo Đức báo chí rất rộng,

Tổng Biên tập vốn là một nghề khá đặc biệt, là người đứng đầu cơ quan báo chí. Vì vậy đòi hỏi một tờ báo có đạo Đức báo chí thì điều đầu tiên đòi hỏi Tổng Biên tập không chỉ có bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn sâu rộng, có khả năng quản lý và diều hành mà còn phải là người có tư cách đạo Đức, hay nói nôm na là người "tử tế".

Cũng theo đại tá Trần Trọng Dũng trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang trong kỷ nguyên số, khi mà việc sao chép các nội dung thông tin trên mạng trở nên quá dễ dàng thì vai trò của Tổng biên tập càng quan trọng việc giữ được những nguyên tắc của đạo Đức báo chí.

Nếu Tổng biên tập cổ xuý hay nhẹ hơn là thấy phóng viên có những biểu hiện vi phạm đạo đức báo chí trong quá trình tác nghiệp như cố tình bịa đặt, sao chép, "đánh hội đồng" doanh nghiệp, tiết lộ nguồn tin vô nguyên tắc, xâm hại bí mật đời tư... mà không kịp thời uốn nắn, phê phán thì mặc nhiên phóng viên có vi phạm sẽ coi là sếp bật đèn xanh cho làm. Và trên thực tế, các phóng viên thường nhìn vào các xử sự của Tổng biên tập để đánh giá về quan điểm, nhận thức cũng như đạo đức báo chí của người lãnh đạo. Vì vậy người TBT rất cần xứ lý khéo léo và rõ ràng, minh bạch, ra quyết định đăng hoặc không đăng bài báo để phóng viên tâm phục khẩu phục...

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang