Một nghị quyết thông qua, mở ra nhiều cơ hội

Thứ Sáu, 17/06/2022 09:47

|

(CATP) Việc thông qua nghị quyết (NQ) này là bước tiến lớn về các chính sách nhân đạo, nhân quyền đối với các phạm nhân (PN) đang cải tạo tại các trại giam, khi họ được phép lao động, hướng nghiệp, dạy nghề (LĐ, HN, DN) ngoài trại giam. Các hoạt động này nếu tổ chức tốt sẽ giúp đường trở về nhà của phạm nhân (PN) ngắn lại, như ý kiến rất nhân văn của đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thủy - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Giúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng

Theo thống kê, trong số PN đang chấp hành án phạt tù có tới 67% mới chỉ học hết cấp 1, cấp 2; 4,7% không biết chữ; 54% trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc là LĐ tự do. Đây là con số rất đáng suy nghĩ, để tổ chức cho họ LĐ, HN phù hợp.

Thực tế thời gian qua, phương án thu hút các doanh nghiệp (DN) để tạo việc làm cho PN ngay trong khuôn viên của DN đã được đặt ra, nhưng chỉ thực hiện tại một số trại giam, còn những trại ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn không thực hiện được. Đa phần các trại giam khác chỉ cho phạm nhân LĐ trong khuôn viên, chủ yếu trồng trọt cải thiện cuộc sống và các LĐ đơn giản, năng suất rất thấp.

Một số ý kiến cho rằng, việc Chính phủ đề xuất QH ban hành thí điểm mô hình này sẽ tạo hành lang pháp lý, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác thi hành án hình sự (THAHS) là phù hợp với định hướng cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước. Cần cân nhắc đối với PN là người dưới 18 tuổi được ưu tiên LĐ hướng nghiệp và học nghề ngoài trại.

Ðại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Quochoi.vn

Một trong những chính sách rất nhân văn đối với PN đã được QH thông qua và có hiệu lực từ năm 2018, đó là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Theo đó, PN chỉ cần chấp hành được một nửa thời hạn tù, có ý thức cải tạo tốt và đáp ứng một số điều kiện khác thì có thể được tha tù sớm để tự cải tạo. Từ đó, nhiều ĐB hy vọng việc hướng nghiệp ở ngoài trại, dưới sự quản lý chặt chẽ của trại giam cần thiết được đặt ra và bước đầu cho phép thí điểm.

Chủ trương đúng đắn, có lợi cho xã hội

Một số ý kiến cho rằng, đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết, có cơ sở pháp lý, qua đó góp phần giải quyết những khó khăn cho Nhà nước và các cơ quan quản lý trại giam khi nguồn ngân sách chưa đáp ứng đủ điều kiện tổ chức cho LĐ, HN, DN, thể hiện tính nhân văn của chế độ. Dù PN là thành phần có tội, đang phải chịu hành phạt nhưng cũng phải tạo điều kiện giúp họ cải tạo để trở thành người tốt, có cơ hội sớm hòa nhập cộng đồng, khi hết hạn tù có việc làm và trở thành người có ích cho xã hội.

Về cơ sở pháp lý, Tờ trình của Chính phủ đã nêu đầy đủ, cụ thể và có tính thuyết phục cao. Các ĐB ủng hộ việc các trại giam liên kết phối hợp với DN, cơ sở sản xuất để tổ chức LĐ, HN, DN cho PN, trong khi đa số PN đang LĐ cải tạo cũng mong muốn được tham gia LĐ, HN, DN. Theo đó, một chủ trương việc làm đúng, có lợi cho xã hội, các đối tượng chịu sự tác động điều chỉnh thì cần ủng hộ. Trên thực tế, đây là NQ quan trọng, sẽ giúp tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo PN, tạo điều kiện để PN được LĐ, HN, DN và tăng khả năng thích ứng tái hòa nhập cộng đồng.

Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với PN trong việc cải tạo, giáo dục và chuẩn bị trước một bước giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, giảm áp lực của Nhà nước trong công tác quản lý giáo dục, chấp hành án phạt tù, nhưng cần quy định chặt chẽ tiêu chí lựa chọn các trại giam được thí điểm để đảm bảo yêu cầu về an ninh, an toàn giam giữ, quản lý PN, tạo điều kiện cho họ có cơ hội cải tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Đúng luật, chặt chẽ, mang ý nghĩa thực tiễn và nhân văn

Nhiều vấn đề liên quan đến NQ này được góp ý kiến rất chi tiết, đặc biệt về pháp lý và nhân quyền. Có ý kiến khẳng định hoạt động LĐ, HN, DN cho PN ngoài trại giam phù hợp với quy định của các công ước quốc tế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhiều nước thậm chí giao nhà tù cho khối tư nhân quản lý, nên việc tư nhân tham gia vào việc thi hành án, trong đó có tổ chức LĐ là tiền lệ quốc tế. Khoản 3 điều 1 của dự thảo NQ ghi rõ "Phạm nhân tham gia hoạt động LĐ, HN, DN ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công LĐ và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự". Nhưng vấn đề đặt ra là cơ chế trả công cho PN; tách bạch ưu đãi phần thuế mà DN được nhận khi tổ chức LĐ cho PN và phần DN phải trả khi kinh doanh của mình; đề nghị cần thiết thống nhất việc chi trả công LĐ cho PN khi tham gia LĐ ngoài trại giam, tuy nhiên cần xem xét trả ở mức độ nào, "trả một phần" được hiểu như thế nào...

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Nghị quyết rất có ý nghĩa trong công tác thi hành án, trong khi tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức LĐ cho PN vốn đang gặp không ít khó khăn.

Đặc biệt, tính nhân văn của NQ này thể hiện ở khía cạnh giúp PN sau khi chấp hành xong án phạt tù dễ tìm việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, hạn chế tái phạm tội.

Những phạm nhân thuộc diện không được lao động ngoài trại giam

- Phạm nhân phạm tội về an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

- Phạm nhân đã bị kết án từ 2 lần trở lên; PN tái phạm nguy hiểm; PN là người tổ chức trong vụ án đồng phạm về tội đặc biệt nghiêm trọng; PN có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 7 năm; PN là người nước ngoài; PN đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; PN dưới 18 tuổi; PN từ đủ 60 tuổi trở lên; PN đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại "kém"; PN đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ; PN thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 32 của Luật Thi hành án hình sự. 

Bình luận (0)

Lên đầu trang