Người dân “hành xác” trong mùa lễ hội tháng Giêng

Chủ Nhật, 17/02/2019 21:43  | Thể Trịnh

|

(CAO) Đã thành thông lệ hằng năm vào rằm tháng Giêng, người dân và du khách thập phương lại tất bật chuẩn bị lễ cúng đi chùa đầu năm, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà và rước lộc về nhà....

Tuy nhiên, bên cạnh nét đẹp tâm linh đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người còn tồn tại khá nhiều mặt trái và hệ luỵ trong mùa lễ hội tâm linh lớn nhất trong năm đã và đang diễn ra tại các tỉnh, thành.

Chặt chém du khách mùa lễ hội

Năm 2019 gắn với con giáp Kỷ Hợi là một năm với nhiều ước muốn về sức khoẻ, tiền tài, sung túc, an nhàn giống như nhưng chú heo, chính vì vậy càng khiến cho người dân đổ xô đi chùa cầu nguyện đầu năm.

Bãi gửi xe thu giá cao gấp đôi so với ngày thường

Theo ghi nhận của chúng tôi, năm nay mùa lễ hội rằm tháng Giêng rơi vào những ngày đầu tuần nên đã có nhiều người tranh thủ đi chùa từ chiều tối ngày chủ nhật. Tại TP.Biên Hoà (Đồng Nai), ngôi chùa có bề dày lịch sử nhất và thu hút đông đảo người dân hằng năm là Chùa Ông (hay còn gọi là Thất Phủ Cổ Miếu, tại xã Hiệp Hoà, TP.Biên Hoà). Ghi nhanh vào chiêu tối ngày 17-2 (tức 13 tháng Giêng), xung quanh ngôi miếu này đã không còn một chỗ trống.

Người dân kéo về chùa chen lấn thắp nhang, dâng lễ vật, thả hoa đăng… Trong tối cùng ngày, đã xảy ra trường hợp một số người bị kẻ gian móc túi mất tài sản. Bên cạnh đó là ăn xin xuất hiện ngay trước cổng chùa chèo kéo ngả nón mũ vòi tiền khiến không khí tại đây trở lên ngột ngạt.

Dịch vụ gửi xe đi chùa cũng hét giá cao ngất ngưởng tăng từ 20 đồng cho xe máy và hơn 50 ngàn đồng/chiếc xe ô tô. Các đoàn du khách thập phương đổ về Chùa Ông mùa lễ hội năm nay tiếp tục tăng, mặc dù Chùa Ông đã làm lễ kết thúc với màn thoả hoa đăng trên sông nhưng dự kiến du khách sẽ còn đổ về đây trong những ngày rằm tháng Giêng.

Cảnh tượng chen chúc xảy ra móc túi mất tài sản khi đi chùa
Các ngôi chùa tại Đồng Nai và Bình Dương... đón lượng lớn du khách đổ xô về mùa lễ hội năm nay.

Lễ hội chùa Bà - Bình Dương: Học sinh được nghỉ học

Còn tại Bình Dương, chùa Bà được xem là điểm đến tâm linh của đông đảo người dân trong những ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng.

Lường trước được lượng người sẽ tăng cao trong những ngày 14 và 15 tháng Giêng, bà Nguyễn Thu Cúc – Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), Trưởng ban chỉ đạo lễ hội cho biết, lượng phương tiện giao thông trong những ngày tới sẽ tăng đột biến, địa bàn đón một lượng khách lớn từ các nơi đổ về nên khó khăn trong việc đi lại và nhằm đảm bảo an toàn cho các em học sinh, tránh xảy ra các tình huống đáng tiếc nên các nhà trường tạm thời cho các em nghỉ học 2 ngày. Các trường nghỉ học sẽ tổ chức dạy học bù vào tuần tiếp theo.

Hàng năm, Chùa Bà Thiên Hậu tổ chức lễ hội rước kiệu Bà vào ngày rằm tháng Giêng. Đây được xem là lễ hội lớn nhất ở Bình Dương, thu hút hàng trăm ngàn khách đến hành hương. Tâm điểm của lễ hội là Lễ cúng Vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân khi đi lễ không đốt vàng mã tại miếu Bà. Từ ngày 12 đến ngày 15-1 (âm lịch) tháp đốt vàng mã trong miếu Bà sẽ ngưng hoạt động. Thay vào đó, ban tổ chức sẽ phát cho du khách mỗi người 6 cây nhang và cây thần tài để vào viếng miếu Bà.

Bình luận (0)

Lên đầu trang