(CAO) Ngày 21-09-2015, Quốc hội Hungary tại Budapest đã biểu quyết một đạo luật mới cho phép quân đội được quyền kiểm soát người, xe ở biên giới (ngừng xe và lục soát). Ngoài ra, còn được quyền sử dụng gậy đánh, súng bắn đạn nhựa, lưới bắt người để thực thi pháp luật.
Đạo luật mới này do chính phủ Hungary đề xướng và đã được thông qua tại Quốc hội với số phiếu 151 thuận (2/3 cần thiết để đạo luật được chấp thuận) của hai đảng, đảng cánh hữu bảo thủ Fidesz của chính phủ, và đảng cực hữu Jobbik.
Thủ tướng Hungary, Victor Orban cho rằng, giải pháp chính là phải xây dựng rào cản biên giới và ông cảnh báo một sự đe dọa châu Âu bởi làn sóng người di tản, họ là một sự "nguy hiểm hung ác".
Bộ trưởng bộ Ngoại giao Serbia, ông Ivica Dacic, chỉ trích mạnh mẽ sự kiện xây dựng rào cản biên giới cũng như ảnh hưởng đối với Serbia.
Tại hội nghị về nhân quyền cỉa Cơ quan An ninh và Hợp tác châu Âu (OSZE) ông Dacic nói "Thay vì một châu Âu không biên giới thì bây giờ chúng ta có một châu Âu với biên giới bảo về bằng vũ khí. Serbia không thể để cho có một tình trạng mà quốc gia này ở thành một tại tập trung. Đó có phải là một châu Âu mà chúng ta đã chiến đấu vì nó? Serbia sẽ không núp sau một bức màn sắt."
Serbia đã xây dựng tại khu vực Tovanik sát biên giới Hungary một "thành phố lều" cho người di tản Trung Đông. Họ được cung cấp thực phẩm, thuốc men trong thời gian phải ghi nhận hộ tịch vào danh sách người tị nạn. Khi hồ sơ đã xong thì họ được chuyên chở đến biên giới Hungary để từ đây đi tiếp đến nước Áo.
Bộ trưởng bộ Nội vụ Croatia, ông Ranko Ostojic, chỉ trích chính phủ Hy Lạp đã không cho lập danh sách người di tản mà cứ để họ xuyên qua Hy Lạp tự do. Ông Ostojic đòi hỏi là làn sóng di tản phải được ngăn chặn lại từ địa điểm xuất phát, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh sát bắt đầu ngăn chặn người di tản đi từ Istanbul đến thành phố Edime tại biên giới giữa Hy Lạp và Bulgaria. Đa số bị cảnh sát cho chở về lại Istanbul, và năm người đã bị bắt giữ.
Trong khi đó tại hội nghị các dân biểu quốc hội của hai đảng anh em CDU/CSU tại Berlin, nữ thủ tướng Angela Merkel đã lên tiếng đòi hỏi nước Mỹ phải góp phần vào việc giải quyết vấn đề di tản của người Trung Đông.
Cụ thể bà Merkel đòi hỏi nước Mỹ phải thu nhận nhiều hơn nữa người di tản từ Syria, phải giải quyết tình trạng sống thiếu thốn vất vả của người di tản trong các trại tập trung ở Libanon (Li-băng), Jordanie và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời giải quyết nguồn gốc chính của vấn đề di tản.