Hiện sở hữu dòng Su-35S trong biên chế chỉ có
Nga và Trung Quốc, đây là dòng lúc trước được Nga phát triển tập trung cho xuất khẩu. Bảng hợp đồng Trung Quốc ký với Nga có giá trị khoảng 2 tỷ USD vào năm 2015 và nước này đã nhận đủ 24 chiếc.
Máy bay ném bom Su-34
Su-34 là máy bay ném bom đa năng với khả năng hoạt động tốt cả ở trên biển và mặt đất. Tiêm kích này cũng từng tham gia các hoạt động không kích ở Syria từ năm 2016. Đây là máy bay cho phép sử dụng nhiều vũ khí mang tính chính xác cao.
Tuy nhiên, Su-34 không có khả năng tàng hình và nhược điểm của nó là khả năng phản xa radar của đối phương tương đối cao. Tính năng đối không của Su-34 cũng chỉ nằm ở mức trung bình khá. Và nó được đánh giá thấp hơn những tiêm kích cùng loại của các nước khác như vẫn tỏ ra chưa theo kịp sản phẩm cùng loại của phương tây như Rafale (Pháp) hay F-16 Block 52 (Mỹ).
Xe tăng T-90A
Nếu tính thời điểm hiện tại, xe tăng hiện đại nhất của quan đội Nga vẫn là T-14 Armata. Tuy nhiên, loạt xe tăng mới nhất này cần khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện và trang bị cho quân đội. Do đó, dòng tăng chủ lực của Nga vẫn là dòng T-90A.
Xe được trang bị nhiều lớp bảo vệ tiên tiến, gồm giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5 và tổ hợp phòng thủ thụ động Shtora-1, giúp vô hiệu hóa tên lửa chống tăng. Cũng cần biết là dòng xe tăng T-90A là dòng nội địa chỉ phục vụ trong quân đội Nga, với các trang bị bí mật. Trong khi đó, các dòng T-90 khác, điển hình là T-90S, vốn chỉ phục vụ cho xuất khẩu.
Xe tăng Type-99 của Trung Quốc
Type-99 được thiết kế và thử nghiệm từ đầu thập niên 1990, nay nó được xem là xe tăng chủ lực của quân đội Trung Quốc. Đây được xem là xe tăng vay mượn từ nhiều ý tưởng, chẳng hạn, nó có thiết kế một chút giống xe tăng T-72, động cơ của Đức,...
Loại xe tăng này sử dụng cơ chế nạp đạn tự động với tốc độ bắn 8 phát/phút, phía trên súng máy 12,7 mm phòng không và một súng máy đồng trục 7,62 mm. Một số nguồn tin cho rằng Type-99 được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động, nhưng chưa có nguồn thông tin nào xác thực.
Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Gorshkov
Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Gorshkov dài 135 m, rộng 16 m, có lượng giãn nước toàn tải 5.400 tấn, được thiết kế để đảm nhận nhiều nhiệm vụ như tấn công tầm xa, săn ngầm và phòng không. Đây là chiếc đầu tiên thuộc Đề án 22350, lớp tàu hộ vệ tàng hình hạng nặng đầu tiên do Nga chế tạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Chiếc tàu này có rất nhiều trang bị hiện đại như: 16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks hoặc tổ hợp tên lửa đa năng Kalibr, 32 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không tầm trung 9M96 và tầm ngắn 9M100, hai tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palash,...