(CAO) Theo các quan chức y tế, những tuyên bố sai sự thật về sự lây lan của dịch tả ở miền bắc Mozambique đã dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực và thương vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lưu ý về các trường hợp phát tán thông tin sai lệch về căn bệnh này góp phần gây ra tình trạng bất ổn.
Thông qua các bài đăng trên mạng xã hội và báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương, WHO đã xem xét một số cuộc biểu tình ở nước này để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Trong một vụ việc gần đây, một người đàn ông đã bị đánh đến chết tại thị trấn Gurue, tỉnh Zambezia bởi những người vu cáo anh ta là người làm lây lan bệnh tả, theo các quan chức y tế.
Sự kiện này đã được ghi lại trong một video mà BBC đã xem được lan truyền trên các ứng dụng nhắn tin xã hội và cho thấy thi thể của một người đàn ông với một đám đông lớn đang theo dõi.
Trong một cuộc biểu tình khác, bốn người đã thiệt mạng khi cảnh sát chiến đấu với một nhóm tấn công nhà cửa và tài sản của các quan chức địa phương ở Nacala Porto, tỉnh Nampula.
Xa hơn về phía bắc ở tỉnh Cabo Delgado, cảnh sát đã nổ súng chỉ thiên để giải tán đám đông đang cố tấn công một trung tâm y tế ở huyện Meluco.
Tin giả về việc lan truyền dịch tả ở Mozambique đang gây ra bạo động
Không rõ điều gì đang thúc đẩy thông tin sai lệch - phần lớn đang lan truyền qua truyền miệng.
Dịch tả phát triển mạnh trong điều kiện vệ sinh môi trường nước không đầy đủ.
Một số bài đăng trực tuyến tuyên bố sai sự thật rằng các biện pháp được thực hiện bởi các quan chức y tế địa phương, chẳng hạn như thêm clo vào nguồn nước và sử dụng máy lọc, trên thực tế đang làm lây lan dịch bệnh.
Phóng viên BBC Jose Tembe tại Maputo cho biết hầu hết các vụ bạo lực liên quan đến bệnh tả đều bắt nguồn từ thông tin sai lệch.
Trong chú thích kèm theo video về vụ giết người ở Garue, nạn nhân được cho là đã làm phát tán "bụi" bị nhiễm bệnh tại một ngôi nhà trong khu vực.
Đại diện WHO tại Mozambique, Severin von Xylander, cho biết thông tin sai lệch rất nguy hiểm vì nó có thể thúc đẩy hành vi thúc đẩy sự lây lan của dịch bệnh.
Mozambique đã chiến đấu với đợt bùng phát dịch bệnh kể từ tháng 9 năm ngoái.
Đây chỉ là một trong nhiều quốc gia trong khu vực phải đối mặt với các ca bệnh tả đang gia tăng, bao gồm Nam Phi, Malawi, Zimbabwe, Cộng hoà Dân chủ Congo và Kenya.
"Điều này lại làm xói mòn niềm tin vào các cơ quan y tế, cản trở các phản ứng về sức khỏe cộng đồng và cuối cùng là kéo dài thời gian bùng phát dịch" – Đại diện WHO cảnh cáo.