(CAO) Đó là nhận định của Trung tướng Nguyễn Văn Sơn – thứ trưởng Bộ Công an trong Hội nghị Đảm bảo TTATGT, TTXH đường thủy nội địa năm 2017 tổ chức ngày 1-9-2017 tại trụ sở Bộ Công an phía nam.
Tham dự có đại diện Ban giám đốc công an 21 tỉnh thành từ Ninh Thuận trở vào, lãnh đạo các Cục nghiệp vụ và chỉ huy phòng CSGT các địa phương. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có hệ thống sông, kênh rạch dày đặc, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi, liên thông giữa các địa phương, các vùng.
Theo thống kê, cả nước có 3.551 sông, kênh (3.045 sông, kênh nội tỉnh và 406 sông, kênh liên tỉnh chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với tổng chiều dài 80.577km, trong đó có 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải).
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại
hội nghịHàng năm, vận tải thủy nội địa đảm nhiệm vận chuyển khoảng 18-22% hàng hóa, 5-6,8% về hành khách trong tổng lượng vận tải toàn ngành. Với ưu thế đầu tư không lớn, cước phí thấp, chở được hàng siêu trường, siêu trọng, ít ảnh hưởng đến môi trường, tính xã hội hóa cao, vận tải thủy tạo thành hệ thống gia thông vận tải liên hoàn, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân và các doanh nghiệp mà còn đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Lực lượng CSGT đường thủy là lực lượng chuyên trách của Bộ Công an được giao nhiệm vụ đảm bảỏ TTATGT, TTXH trên đường thủy nội địa, góp phần giữ vững ANTT, TTATGT được đảm bảo TNGT được kiềm chế, công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế như một vài địa phương lực lượng CSGT tham mưu cho cấp ủy, chính quyền còn chậm; hình thức, nội dung phương pháp tuyên truyền chưa được đổi mới; công tác TTKS chưa phản ánh đúng thực tế vi phạm; một số phòng CSGT đường thủy chưa xác lập, đấu tranh được chuyên án nào, kết quả đấu tranh, phòng chống tội phạm thấp, hoạt động của tội phạm trên đường thủy còn phức tạp; TNGT vẫn còn tiềm ẩn phức tạp và vẫn để xảy ra các vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người nhất là đối với phương tiện chở khách ngang sông, khách du lịch, lễ hội và tàu cao tốc trên đường thủy; tai nạn đuối nước ở trẻ em còn xảy ra nghiêm trọng.
Hội nghị cũng đã nghe tham luận từ lãnh đạo Công an các địa phương về thực trang, giải pháp, tình hình đảm bảo TTATGT và TTXH trên địa bàn các tỉnh, thành như Ninh Thuận, TP.HCM, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ…. Thiếu tướng Trần Sơn Hà – Cục trưởng Cục CSGT đã đưa ra 10 giải pháp trong đó chú trọng đến công tác thông tin, tuyên truyền, đổi mới phương thức TTKS, phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ,… để công tác đảm bảo TTATGT, TTXH trên tuyến đường thủy nội địa đạt được kết quả cao nhất.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho rằng: tình hình tội phạm đường thủy ngày càng diễn biến phức tạp, PPHS nổi lên là vấn đề trộm cắp ở dọc ven các tuyến sông, kênh (chủ yếu là Tây Nam bộ). Tình hình khai thác cát sỏi kéo theo gây rối trật tự, cưỡng đoạt tài sản, bảo kê, tranh dành địa bàn, nhất là địa bàn giáp ranh, biên giới đặc biệt là tình trạng buôn lậu ở các tuyến biên giới khu vực Tây Nam vẫn diễn biến rất phức tạp.
Qua tham luận của các địa phương, đồng chí Thứ trưởng đã nêu ra 4 vấn đề còn tồn tại như hoạt động nghiệp vụ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hiệu quả, tổ chức lực lượng còn chưa đảm bảo tính ổn định và trang bị phương tiện chưa đáp ứng được yêu cầu.
Từ đó đồng chí Nguyễn Văn Sơn đã đưa ra 5 giải pháp triển khai trong thời gian tới như: Công tác tham mưu; công tác nghiệp vụ; công tác XDLL, công tác hậu cần và công tác tổ chức phối hợp… để trong thời gian tới việc đảm bảo TTATGT và TTXH trên các tuyến vận tải nội thủy đạt kết quả cao nhất.