Bài toán khó của Trung Quốc trước tình trạng dân số già

Thứ Bảy, 01/04/2023 11:45

|

(CAO) ​Chính phủ Trung Quốc sau nhiều năm thực thi chính sách chống dịch Covid-19 không khoan nhượng gây tốn kém, hiện đang cắt giảm trợ cấp y tế gây ra sự phản ứng lan rộng.

Hàng ngàn người cao tuổi đã xuống đường kể từ tháng 1 để phản đối việc cắt giảm đáng kể các khoản thanh toán trợ cấp y tế hàng tháng. Họ đã tập trung tại bốn thành phố lớn trên cả nước, yêu cầu các quan chức địa phương thay đổi các quyết định.

Theo các nhà phân tích, những thay đổi này chủ yếu nhằm mục đích bù đắp thâm hụt trong quỹ bảo hiểm y tế công cộng, vốn đã cạn kiệt sau khi chi trả cho xét nghiệm hàng loạt, kiểm dịch bắt buộc và các biện pháp kiểm soát đại dịch khác trong 3 năm qua.

“Những người hưu trí Trung Quốc xem những cải cách mới nhất này như một lời hứa bị phá vỡ, một điều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ khi đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học sắp xảy ra ở Trung Quốc" - Craig Singleton, thành viên của Tổ chức bảo vệ dân chủ có trụ sở tại Washington cho biết.

Trong gần ba năm, chính quyền địa phương phải gánh vác gánh nặng thực thi các biện pháp kiểm soát đại dịch hiện đã không còn hiệu lực, dẫn đến chi tiêu tăng vọt ngay cả khi thu nhập của họ từ các nguồn doanh thu như bán nhà đất sụt giảm.

Mối lo ngại dấy lên sau khi tỉnh Quảng Đông và thành phố Đại Liên tuyên bố vào năm 2022 rằng họ sẽ khai thác quỹ bảo hiểm y tế công để chi trả cho xét nghiệm Covid hàng loạt.

Dân số già hoá gây ra nhiều hệ lụy ở Trung Quốc 

Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi ngay sau đó, Cơ quan An ninh Y tế Quốc gia (NHSA) cho biết số tiền này không nên được sử dụng theo cách này và chính quyền địa phương nên tài trợ cho việc thử nghiệm bằng ngân sách.

Truyền thông nhà nước đưa tin vào thời điểm đó cho thấy rằng, một số khu vực khác đã chi tiền công cho việc xét nghiệm hàng loạt. Các báo cáo gây ra lo ngại về tính bền vững trong tương lai của hệ thống bảo hiểm y tế .

Ít nhất 17 trong số 31 tỉnh của đất nước đã tiết lộ số tiền khổng lồ mà họ đã chi để chống lại đại dịch.

Quảng Đông, tỉnh giàu nhất Trung Quốc, là nơi chi tiêu nhiều nhất, đã chi 711 tỷ nhân dân tệ (10,3 tỷ USD) vào năm 2022 cho các biện pháp như tiêm chủng, xét nghiệm và trợ cấp khẩn cấp cho nhân viên y tế, tăng hơn 50% so với năm trước. Chiết Giang và Bắc Kinh lần lượt chi 43,5 tỷ nhân dân tệ và 30 tỷ nhân dân tệ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang